Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển – Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa áp dụng hạ thân nhiệt chỉ huy cứu sống người bệnh ngừng tuần hoàn 40 phút.
Bệnh nhân có t.iền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim từng cơn… vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu khoảng 40 phút, bệnh nhân có tim đ.ập trở lại.
Các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm đ.ánh giá tổn thương và áp dụng hạ thân nhiệt chỉ huy, nhiệt độ 33 độ C nhằm bảo vệ, hỗ trợ phục hồi tế bào não tổn thương ngừng tuần hoàn.
Sau khi kết thúc hạ thân nhiệt chỉ huy tại bệnh viện, khi được gọi hỏi, người bệnh đã mở mắt và được chuyển Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị. Hiện tại, người bệnh đã hồi phục hoàn toàn.
Theo các bác sĩ, thông thường, người bệnh sau khi bị ngừng tuần hoàn dù được cứu sống vẫn sẽ phải đối mặt với các di chứng tổn thương não hết sức nặng nề như liệt nửa người, co giật, mất trí nhớ, nặng hơn là hôn mê sống đời sống thực vật.
Để người bệnh có nhiều cơ hội sống, đặc biệt là phục hồi ý thức và các chức năng vận động, hạ thân nhiệt chỉ huy chính là một kỹ thuật tiên tiến trong điều trị giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong và các di chứng tổn thương não cho người bệnh sau ngừng tuần hoàn.
Với phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy, nhiệt độ cơ thể người bệnh sẽ được kiểm soát chủ động, hạ từ mức nhiệt độ sinh lý bình thường 37 độ C xuống từ 33 – 36 độ C trong vòng 24 – 48 giờ sau ngưng tuần hoàn. Cơ chế hạ thân nhiệt có tác dụng giảm phù, giảm nguy cơ viêm não, cải thiện tưới m.áu và cung cấp oxy, giúp não có nhiều cơ hội hồi phục hơn.
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi m.áu cơ tim cấp
Ông Lê Văn H. (70 t.uổi) trú tại Kim Đức, TP Việt Trì, Phú Thọ được đưa vào Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tức ngực, khó thở. Một thời gian ngắn sau nhập viện, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở.
Hình ảnh chụp mạch vành của người bệnh
Bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực và đã có nhịp tim trở lại sau hơn một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, tình trạng sau ngừng tim hết sức nặng nề.
Người bệnh được đưa về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong tình trạng hôn mê, thở máy, rối loạn nhịp tim, xuất hiện thêm nhiều cơn ngừng tuần hoàn nữa.
Ông H. được các bác sĩ tại Khoa sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp. Tình trạng người bệnh quá nặng, thập tử nhất sinh, nhất là người bệnh đã có ngừng tuần hoàn.
Đứng trước ranh giới mong manh đó, bác sĩ trực hôm đó phải rất cân não để đưa ra quyết định liệu có nên đi can thiệp mạch không, vì nguy cơ người bệnh ngừng tim tái diễn trên bàn can thiệp là rất lớn.
Cuối cùng sự quyết tâm của bác sĩ cùng với sự tin tưởng của người nhà người bệnh, sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm trực hôm đó.
Sức khỏe của người bệnh đã ổn định sau điều trị
Kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh bị tổn thương nặng 3 thân mạch vành trong đó 1 nhánh đã được stent cũ, tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, hẹp 70% động mạch vành phải. Người bệnh sau đó được chỉ định đặt stent động mạch liên thất trước.
Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim. Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc m.áu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng sau giai đoạn sau nặng nề và diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề.
Sau hơn một tháng điều trị tích cực, người bệnh đã cai được máy thở, rút canuyn khí quản, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt và đã có thể ra viện.
BS Đinh Văn Trung – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết, người bệnh từng có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim và đã đặt stent mạch vành cách đây 4 tháng tại Trung tâm tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau can thiệp, do bận việc nên người bệnh vẫn trì hoãn việc tái khám.
BS cũng khuyến cáo những người bệnh có t.iền sử bệnh tim và người dân nói chung khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đến ngày hôm nay, khi người bệnh đã tỉnh táo hoàn toàn mới thấy kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn trong một thời gian dài nhưng rất đảm bảo về mặt kỹ thuật, người bệnh hiện không có bất cứ di chứng thần kinh nào. Sự quyết tâm, tận tình của đội ngũ cán bộ y tế cùng cộng hưởng với sự tin tưởng hết mực của người nhà đã mang trái tim người bệnh được đ.ập thêm lần nữa.