Phẫu thuật bằng robot được đ.ánh giá là bước tiến trong kỹ thuật mổ ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao, mở đầu cho xu hướng tiếp cận công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế.
Việc ứng dụng những hệ thống robot hiện đại nhất thế giới tại các cơ sở y tế thời gian qua không những nâng tầm y học của nước nhà mà còn mở ra cơ hội cho người bệnh được điều trị hiệu quả, với chi phí chỉ bằng 1/10 so với ra nước ngoài phẫu thuật.
Một số loại hình robot ứng dụng trong bệnh viện
Việc sử dụng những robot như vậy là để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người và đảm bảo làm sạch, khử trùng và hỗ trợ trong bệnh viện và các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các mối đe dọa đến tính mạng đối với các nhân viên y tế và bác sĩ, đóng vai trò tích cực trong việc quản lý sự lây nhiễm trong môi trường bệnh viện, điển hình như đại dịch COVID-19.
Robot không chỉ giúp các bác sĩ cũng như nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và chính xác mà còn làm giảm khối lượng công việc của họ, do đó, về tổng thể robot sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các cơ sở y tế.
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 12 loại hình robot khác nhau có thể ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm: robot lễ tân, robot điều dưỡng (trong khu vực bệnh viện), robot cứu thương, robot tư vấn sức khỏe từ xa, robot phục vụ trong bệnh viện, robot làm vệ sinh, robot phun xịt thuốc khử trùng, robot phẫu thuật, robot xạ trị, robot phục hồi chức năng, robot thực phẩm và robot giao hàng ngoài trời.
Ứng dụng phẫu thuật bằng robot mang lại nhiều lợi ích cả cho đội ngũ y tế và người bệnh.
Xu hướng phát triển tất yếu
Hiện nay, robot phẫu thuật đã phát triển thế hệ thứ 4 với 4 cánh tay phẫu thuật, camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ (trên hình ảnh 3D). Với góc phẫu thuật này, không cánh tay người nào có thể thực hiện được, nhờ đó robot có khả năng phẫu thuật ở những vị trí khó. Không như phẫu thuật nội soi thông thường, robot có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ và vận động tinh vi như hoặc hơn cổ tay của bác sĩ phẫu thuật.
Việc phẫu thuật bằng robot đã khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật nội soi. Nhờ hình ảnh không gian 3 chiều mà phẫu thuật viên có thể quan sát sâu hơn và chính xác hơn so với hình ảnh không gian 2 chiều của phẫu thuật nội soi quy ước. Cử động tay của phẫu thuật viên sẽ theo chiều thật của dụng cụ chứ không phải ngược lại như nội soi. Robot còn giảm được tác động run của tay.
Đặc biệt các dụng cụ của robot có các khớp di động linh hoạt giúp cho việc thực hiện các động tác khâu nối dễ dàng. Robot giúp thực hiện các động tác đòi hỏi phải quay ngược cổ tay 180 độ như trong tạo hình bể thận niệu quản. Động tác này hầu như không thực hiện được bằng phẫu thuật nội soi.
Các dụng cụ phẫu thuật do robot điều khiển có khả năng luồn lách vào các khoang nhỏ nhất một cách linh hoạt, chính xác. Vì vậy, phương pháp này đặc biệt hữu ích trong mổ nạo vét hạch khi mổ các khối ung thư ổ bụng hay lồng ngực.
Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật bằng robot còn giúp phẫu thuật viên đỡ tốn sức hơn nhiều so với mổ nội soi kinh điển.
Lợi ích nhiều mặt
Các bệnh lý có thể chỉ định phẫu thuật robot hiện nay được sử dụng hầu hết ở các lĩnh vực như: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh, không h.ậu m.ôn. Bệnh u nang ống mật chủ; Bệnh thận ứ nước do hẹp phần nối bể thận niệu quản; Điều trị teo đường mật; Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, cắt lách;… Điều trị một số bệnh về lồng ngực: cắt thùy phổi, lấy các khối u trung thất… Phẫu thuật tiêu hóa, sản phụ khoa, điều trị ung thư, tim mạch…
Lợi ích của phẫu thuật robot: Thời gian nằm viện ngắn hơn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân ít bị đau hơn. Ít nguy hiểm vì ít n.hiễm t.rùng hơn. Ít mất m.áu nên cũng không cần phải truyền m.áu. Đường mổ nhỏ mang lại tính thẩm mỹ cao. Quá trình hồi phục các hoạt động thường ngày nhanh hơn…
Do có khả năng kết nối với máy tính nên điều rất quan trọng là phẫu thuật nội soi robot sẽ giúp thực hiện khả năng phẫu thuật từ xa (telesurgery), khi phẫu thuật viên từ khoảng cách rất xa vẫn có thể phẫu thuật được cho bệnh nhân. Điều này mở ra những khả năng ứng dụng lớn trong tương lai như trong các thảm họa thiên tai, chiến tranh, phẫu thuật cho bệnh nhân ở các hải đảo hay các khu vực địa lý xa xôi, thậm chí trên tàu thủy, vũ trụ…
Việt Nam là nước thứ 2 ở châu Á và là nước đầu tiên ở Đông Nam Á ứng dụng công nghệ phẫu thuật robot. Năm 2012, BV Việt Đức là đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống. Kế đến là các BV Nhi Trung ương, BV Bạch Mai, BV Bình Dân, BV Chợ Rẫy, trong đó BV Bình Dân đã được Bộ Y tế phê duyệt gồm 14 bệnh có thể ứng dụng robot trong phẫu thuật bao gồm: ung thư tuyến t.iền liệt; cắt bàng quang tận gốc; cắt thận bán phần, toàn phần; tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản; điều trị sa s.inh d.ục; tạo hình bàng quang bằng ruột; ung thư dạ dày; ung thư đại trực tràng; ung thư gan; nang ống mật chủ; ung thư tụy; ung thư đường mật ngoài gan; ung thư phổi; u trung thất.
Mô hình Bệnh viện thông minh – Xu hướng của y tế toàn cầu, giúp cảnh báo bệnh sớm, tăng hiệu quả điều trị
Công nghệ 4.0 đã đem lại những bước tiến lớn cho y tế toàn cầu, tạo ra những đột phá trong chăm sóc sức khỏe con người. Đặc biệt là giúp cảnh báo sớm những nguy cơ về sức khỏe và tăng hiệu quả trị bệnh.
Bệnh viện thông minh được ứng dụng tại các cường quốc y tế hàng đầu thế giới
Estonia – quốc gia ở Bắc Âu có thế mạnh là nền công nghiệp điện tử – viễn thông. Đây là t.iền đề quan trọng để Estonia trở thành quốc gia đầu tiên tập trung xây dựng hệ thống y tế điện tử. Cả nước có một hệ thống duy nhất lưu giữ mọi dữ liệu về bệnh nhân, yêu cầu 100% các tổ chức y tế trong nước phải sử dụng. Bác sĩ tại bất cứ đâu đều có thể truy cập và xem hồ sơ bệnh án khi được sự đồng ý của người bệnh. Hệ thống này còn cho phép y tá sắp xếp giường bệnh, đặt lịch phẫu thuật, cảnh báo nguy cơ dị ứng thuốc cùng nhiều thông tin y tế quan trọng…
Tại Dubai, các cơ quan y tế đã sử dụng robot để cấp phát thuốc từ năm 2017. Hệ thống robot này có thể ghi nhớ đến 35.000 loại thuốc và cấp khoảng 12 đơn thuốc trong vòng chưa đầy một phút. Robot phát thuốc theo đơn thông qua hệ thống mã vạch một cách chính xác.
Bên cạnh đó, công nghệ mô phỏng 3D được áp dụng rộng rãi trong những ca phẫu thuật khó. Các cơ quan nhiễm bệnh sẽ được mô phỏng lại bằng mô hình 3D trong không gian thực giúp bác sĩ xem xét, đ.ánh giá và lên kế hoạch phẫu thuật chi tiết trước khi thực hiện. Phương pháp này giúp tối đa hóa tỷ lệ thành công, dự phòng rủi ro và hạn chế sai sót trong quá trình phẫu thuật đặc biệt là các ca khó liên quan đến u hay ung thư.
Ngoài các trang thiết bị “thông minh” còn có những ứng dụng trên nền tảng internet như SkinVision giúp chẩn đoán sớm và đúng tới 83% ung thư da; CancerCare cho phép sắp xếp lịch trình điều trị, theo dõi sức khỏe và tâm trạng của các t.rẻ e.m bị ung thư tại Mỹ; Moovcare được giới thiệu bởi Hội Ung thư Lâm sàng Mỹ giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư… cũng đã được áp dụng rộng rãi ở khắp các bệnh viện lớn tại các cường quốc hàng đầu về y tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa Telemedicine ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là trong giai đoạn cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid, dịch vụ Telemedicine giúp người bệnh không cần di chuyển đến bệnh viện, tiết kiệm thời gian, hạn chế tiếp xúc xã hội, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh mà vẫn được sử dụng dịch vụ chất lượng, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Dịch vụ khám bệnh từ xa được ứng dụng rộng rãi tại Mỹ và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
Người bệnh được hưởng lợi gì từ mô hình bệnh viện thông minh mới tại Việt Nam?
Mô hình bệnh viện thông minh rõ ràng mang đến lợi ích không nhỏ, tạo ra những bước đột phá lớn cho y tế toàn cầu hay trong chăm sóc sức khỏe con người, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu suất làm việc cũng như hiệu quả điều trị.
Tại Việt Nam, mô hình bệnh viện thông minh đã dần được ứng dụng trong hoạt động quản lý, khám và chữa bệnh tại một số hệ thống y tế. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hồ sơ y tế điện tử cũng bắt đầu triển khai tại nhiều địa phương và dự kiến đến năm 2028 tất cả các cơ sở y tế trong cả nước phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Những năm gần đây, nhiều bệnh viện lớn khối công lập và đặc biệt là các bệnh viện tư nhân cũng đã không ngừng ứng dụng những thành quả công nghệ của y tế thế giới vào quá trình khám chữa bệnh như việc sử dụng hệ thống Telemedicine hội chẩn từ xa, phát triển các ứng dụng đặt lịch khám, thanh toán trực tuyến, phẫu thuật bằng Robot.
Ảnh minh họa – Ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi
Hòa cùng sự phát triển và xu thế ứng dụng công nghệ vào y tế, dự kiến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cơ sở Mỹ Đình chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01/2021 với mô hình bệnh viện thông minh được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như: App đặt lịch khám Smedic 365; màn hình đa chức năng Entertainment Unit; bản đồ chỉ dẫn 3D map; hệ thống trò chơi tương tác thông minh cho trẻ; thiết bị tương tác Kiosk-all in one tra cứu công cộng; ứng dụng hội chẩn trực tuyến Cisco; robot khám bệnh từ xa RP-Lite… sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc y tế trở nên hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm hơn cho người bệnh./.