Khi thời tiết giao mùa là thời điểm bé dễ bị sổ mũi. Mặc dù đây là bệnh thường gặp ở trẻ, không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên phụ huynh nên lựa chọn thuốc sổ mũi cho bé thích hợp tránh việc bị nhờn thuốc hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sau này.
Nguyên nhân gây sổ mũi ở bé
Một số nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi như:
- Bé bị sổ mũi do thời tiết
Bởi vì trẻ có sức đề kháng còn non nớt nên dễ bị sổ mũi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Thông thường, nguyên nhân chính là vì bé bị cảm lạnh. Trong trường hợp này ngoài sổ mũi bé còn bị ho, sốt nhẹ, quấy khóc và lười ăn.
Một số bé bị dị ứng khi tiếp xúc với những vật lạ ví dụ như lông động vật, phấn hoa,… Khi bé bị dị ứng còn có cả hiện tượng hắt xì, nổi mẩn đỏ.
- Bé bị mắc dị vật trong mũi
Trong nhiều trường hợp bé lỡ nhét đồ vật vào mũi. Lúc này mũi trẻ sẽ bị chảy nước mũi. Đôi khi còn kèm theo cả máu. Nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời dị vật có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho bé.
- Bé bị sưng Amidan hoặc VA
Khi bị sưng hoặc viêm Amidan và VA thì khả năng chống lại nhiễm trùng ở bé bị suy giảm. Vì vậy những khi bé bị sưng Amidan và VA thì thường đi kèm hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè.
Khi nào nên dùng thuốc sổ mũi cho bé?
Thông thường hiện tượng sổ mũi ở bé sẽ thuyên giảm sau 2 đến 3 ngày chăm sóc, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên nếu sau 3 ngày mà tình trạng sổ mũi ở bé vẫn không thuyên giảm thì nên cho bé sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng.
Các loại thuốc sổ mũi lành tính cho bé
Thuốc trị sổ mũi cho bé Hapacol 150mg Flu
Hapacol 150mg Flu là thuốc trị sổ mũi cho bé được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang. Thuốc có thành phần chính là Paracetamol và Chlorpheniramin. Thuốc có vị cam giúp trẻ dễ uống.
Thuốc được dùng trị các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi , cảm cúm, đau đầu,… ở bé. Thuốc được dùng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Thuốc trị sổ mũi cho bé Hapacol 150mg Flu có giá dao động từ 45.000 đến 50.000 đồng mỗi hộp 24 gói dạng bột.
Siro ho – cảm Ích Nhi trị sổ mũi và ho cho bé
Siro ho – cảm Ích Nhi là thuốc trị sổ mũi cho bé của công ty TNHH Nam Dược. Thuốc có thành phần là dược liệu thiên nhiên như gừng, húng chanh, mật ong, quất,… Giúp trẻ trị ho và sổ mũi mà vô cùng lành tính. Ngoài ra còn được sản xuất trên công thức dành riêng cho trẻ em nên bạn có thể yên tâm cho bé sử dụng bởi độ an toàn của thuốc.
Nhờ được chiết xuất từ 100% nguyên liệu thiên nhiên mà sản phẩm có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
Hiện nay trên thị trường Siro ho – cảm Ích Nhi loại chai có giá khoảng 55.000 đồng. Còn loại gói có giá khoảng 85.000 mỗi hộp 30 gói.
Siro Cottu F trị sổ mũi cho bé
Siro Cottu F là sản phẩm của công ty Kolon Pharm Inc đến từ Hàn Quốc. Thành phần chính của Siro Cottu F là Chlorpheniramine vì vậy thường được dùng để trị chứng sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng và dị ứng thời tiết gây ra.
Thuốc được dùng cho bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ở bé như khô miệng và táo bón. Vì vậy hãy bổ sung đủ nước và thực phẩm giàu chất xơ cho bé.
Hiện nay giá bán Siro Cottu F trên thị trường dao động khoảng từ 40.000 đến 45.000 đồng mỗi chai 100ml.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị sổ mũi cho bé
- Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc trị sổ mũi
- Khi sử dụng thuốc dạng bôi và xịt có thể gây ra cho bé tình trạng châm chích, buồn nôn, nóng rát,… Nếu sau 2 ngày mà các tác dụng phụ không thuyên giảm thì nên dừng sử dụng và gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Không dùng các loại thuốc kháng histamin dài ngày và không dùng trong trường hợp bé bị hen suyễn, ho có đờm hay viêm đường hô hấp dưới.
- Tuyệt đối không được dùng các loại kháng sinh sau để trị sổ mũi cho bé: Quinolon, Cloramphenicol, Fluoroquinolon,…
- Không sử dụng thuốc nhỏ mũi có thành phần corticoid để chữa sổ mũi cho bé trừ trường hợp được bác sĩ kê đơn.
- Nếu sau 5 đến 7 ngày sử dụng thuốc mà bé không khỏi thì cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ cụ thể.
- Ngoài việc sử dụng thuốc thì nên kết hợp cùng các biện pháp như xông mũi, rửa mũi với nước muối sinh lý,… Nhưng tuyệt đối không nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé vì dễ gây ra tình trạng phù nề, nóng rát, bỏng niêm mạc mũi của bé.
- Không rửa mũi cho bé quá nhiều lần trong ngày
- Không dùng miệng hút mũi cho bé. Khi sử dụng xilanh thì cần thao tác nhẹ nhàng, không chọc sâu quá vào mũi bé.
Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể lựa chọn được loại thuốc sổ mũi cho bé và nắm được những lưu ý để giúp bé nhanh khỏi sổ mũi.