Dựa vào các bằng chứng về tác hại của EMI đối với t.rẻ e.m và thai nhi trong bụng mẹ, tiến sĩ Devra Davis (Mỹ) nói: “Các tiêu chuẩn của điện thoại di động (ĐTDĐ) mà hiện trên thế giới có đến 6,5 tỷ thiết bị được dùng là đã được lập ra cách đây 17 năm và chưa một lần được đổi mới, mặc dù số người dùng và việc áp dụng các ĐTDĐ từ đó đến nay đã thay đổi rất nhiều.
Nhưng chúng không bao giờ được xem xét về độ an toàn đối với t.rẻ e.m…
Con cháu chúng ta bị coi như những con chuột thí nghiệm…
Chúng ta đang ở tâm điểm của một cuộc thí nghiệm to lớn nhằm vào chính mình và con cái chúng ta… Cả một thế hệ không ý thức được mối nguy hiểm của sự bức xạ không dây và không có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Đã có những bằng chứng cho thấy sự tác động dư thừa của bức xạ điện từ sẽ gây ra nhiều thứ bệnh. Mà quy mô của sự tác động này thì trong mấy năm qua đã tăng lên mạnh. Con cháu chúng ta “đã bị sử dụng như những con chuột thí nghiệm trong một cuộc thí nghiệm không được kiểm soát… đấy là cái hiện nay chúng ta đang khiến con cái mình mắc phải với các ĐTDĐ và sự bức xạ không dây”.
Một vấn đề khác là mối quan hệ giữa EMI và sự tự kỷ. Trong báo cáo mới nhất của tổ chức Sáng kiến Sinh học (2012), tiến sĩ Marta Herbert tại Đại học Harvard, người phụ trách phòng nghiên cứu ở Mass General viết: “EMI có thể làm rối loạn năng lực học tập và ghi nhớ, cũng như có thể làm rối loạn các chức năng miễn dịch và trao đổi chất. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc học tập của một số t.rẻ e.m, nhất là những trẻ đã vấp phải những vấn đề tương tự”.
Việc các em học sinh lạm dụng điện thoại di động và các thiết bị không dây đang khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại.
Một số chuyên gia đã cảnh báo trạng thái “đần độn số” đang gia tăng ở mức độ toàn cầu khi t.rẻ e.m biểu lộ dấu hiệu giảm sút năng lực nhận thức do sử dụng quá mức các công nghệ Internet, mà điều này làm cho não phát triển mất cân bằng. Ngoài ra, sự giảm sút của chức năng nhận thức còn là do tác động của EMI.
Chín dạng bệnh ung thư liên quan đến việc dùng ĐTDĐ
Nhóm chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề giữ gìn sức khỏe t.rẻ e.m cho biết tính đến năm 2013 có chín dạng bệnh ung thư có liên quan với việc dùng ĐTDĐ, trong số đó có: u thần kinh đệm (glioma), u màng não (meningioma), ung thư mắt, ung thư t.inh h.oàn, bệnh bạch cầu… Các chuyên gia cho biết: “Thời kỳ ủ bệnh giữa việc dùng ĐTDĐ và ung thư não là khoảng từ 20 đến 30 năm. Những người dùng ĐTDĐ trong vòng 10 năm hoặc hơn có nguy cơ mắc ung thư não cao gấp hai lần và khối u sẽ xuất hiện bên phía đầu họ áp điện thoại, còn nguy cơ đối với t.rẻ e.m dùng ĐTDĐ ở độ t.uổi trước 20 thì cao gấp 5 lần so với những người trên 50 t.uổi”.
Khả năng thụ thai và số lượng t.inh t.rùng bị sút giảm
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bức xạ từ các ĐTDD sẽ ảnh hưởng đến số lượng t.inh t.rùng ở đàn ông, cũng như chất lượng và sự di chuyển của chúng. Theo các chuyên gia: “Có mối quan hệ trực tiếp giữa thời gian sử dụng ĐTDĐ và sự hạ thấp số lượng t.inh t.rùng. Những người đàn ông mang ĐTDĐ trong túi quần 4h một ngày đêm thì số lượng t.inh t.rùng sẽ giảm xuống gấp đôi.
Các nhà nghiên cứu Iceland đã kết luận rằng sự đột biến của ADN gắn liền ở mức độ lớn với sự thương tổn của giống đực do chỗ các t.inh t.rùng của đàn ông dễ bị tổn thương hơn các tế bào trứng của phụ nữ vốn được bảo vệ tốt hơn. Sự đột biến tăng lên theo t.uổi tác của người bố cũng như các trường hợp tự kỷ và bệnh tâm thần phân liệt”. Từ đó đặt ra vấn đề an toàn đối với đàn ông đang trong độ t.uổi sinh sản khi sử dụng rộng rãi các ĐTDĐ, nó sẽ tác động tiềm tàng đến khả năng thụ tinh của họ cũng như đến sức khỏe và phúc lợi của con cháu họ.
Cần phải có những khu không EMI cho phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m
Theo ý kiến của các chuyên gia, các bằng chứng đầy sức nặng đó đã cho thấy rõ ràng sự cần thiết phải có những vùng không wifi hoặc có những bức xạ nhỏ để bảo vệ các phụ nữ mang thai, những người đang muốn có con, cũng như t.rẻ e.m và những người khác nhạy cảm với EMI.
Các chuyên gia cho rằng cần phải khuyến cáo các phụ nữ mang thai và những ai có kế hoạch mang thai là phải hết sức cẩn thận. “Tác động trước khi sinh sẽ làm hạ thấp số lượng các tế bào trong hypotalamus – vùng não cần thiết cho việc tư duy, lập luận và phán đoán, cũng như làm yếu đi rất nhiều sự phát triển của các neuron trong não… Hậu quả nặng nề nhất của sự tác động EMI ở trong bụng mẹ là sự phá hủy cảm xúc và hành vi của đ.ứa t.rẻ”.
Nhiều người biết rằng, sóng wifi gây hại cho sức khỏe nhưng không biết cụ thể tác hại của nó như thế nào.
Theo lời tiến sĩ Davis, Hội đồng châu Âu đã có bước đi đáng học tập là khuyến nghị cấm cho mang ĐTDĐ và lắp đặt các mạng không dây trong các nhà trường và lớp học, còn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch giáo dục cho phụ nữ mang thai và đàn ông trẻ ở độ t.uổi sinh sản về những nguy cơ do sự bức xạ ĐTDĐ gây ra. Bang Rajasthan (Ấn Độ) cấm lắp đặt các liên lạc số tại các tòa nhà trường học hoặc gần đó. Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong việc sử dụng các ĐTDĐ.
Anh, Israel, Bỉ, Đức, Ấn Độ, Pháp và Phần Lan cũng kiên trì kêu gọi công dân nước mình phải cẩn thận trong việc cho t.rẻ e.m sử dụng ĐTDĐ. Bộ trưởng Y tế Israel Rabi Jakov Lizman đã gửi cho Bộ trưởng Giáo dục một bức thư trong đó có đoạn: “Tôi e rằng sẽ có lúc chúng ta phải trả giá cho sự tổn thất không sao vãn hồi được do chính tay chúng ta gây ra cho các thế hệ tương lai”.
Hiện nay ngày càng có nhiều người cảm thấy họ suy nghĩ và học tập tốt hơn ở những chỗ không có các ĐTDĐ, các thiết bị không dây và các loại EMI khác.
Những khuyến nghị về an toàn trong sử dụng ĐTDĐ và Wi-Fi
Không nên để t.rẻ e.m chơi với các ĐTDĐ có bức xạ. Các trẻ nhỏ chỉ nên dùng ĐTDĐ trong những trường hợp thật cần thiết. Mặc dù điện thoại có thể chuyển sang “chế độ bay” nghĩa là cắt khỏi wifi và Internet, nhưng ĐTDĐ vẫn bức xạ các từ trường qua pin mà chúng như đã được chứng minh là cũng gây ra những hậu quả sinh học không kém phần nghiêm trọng. Bất luận thế nào cũng đừng để t.rẻ e.m đi ngủ với chiếc ĐTDĐ.
Hạn chế hoặc triệt tiêu tác động của wifi. Nếu bạn có bộ định tuyến wifi, hãy đảm bảo rằng bộ định tuyến đó ở mức công suất thấp, không nằm ở phần được truy cập nhiều nhất trong phòng và cố gắng tắt bộ định tuyến này thường xuyên nhất có thể. Có thể nên trang bị một bộ hẹn giờ để nó chỉ bật vào những thời điểm nhất định và không bao giờ được sử dụng vào ban đêm.
Không nên có wifi trong trường học. Dùng kết nối cáp hoặc dây thì rủi ro ít hơn. Một lần nữa, nếu bạn có wifi, thời gian bạn sử dụng nó nên được giới hạn – hãy để nó bật khi bạn thực sự cần, chứ không phải mọi lúc. Tốt nhất, không nên sử dụng wifi trong lớp học, thư viện trường học và phòng tập thể dục.
Quay lại điện thoại cố định nếu có thể. Bỏ các điện thoại cầm tay của bạn và sử dụng đường dây điện thoại thông thường. Ít nhất, không nên cất điện thoại di động trong phòng ngủ khi bạn ngủ.
Để ĐTDĐ cách xa cơ thể bạn. Không giữ nó trong túi hoặc thắt lưng của bạn. Nếu bạn đang mang thai, hãy để điện thoại di động cách xa bụng bầu. Để điện thoại của bạn ở góc xa trong phòng hoặc trên ghế ô tô. Cố gắng gửi nhiều tin nhắn hơn thay vì nói chuyện. Đối với iPhone cần có những cái bao riêng để lọc bỏ một phần đáng kể bức xạ.
Hãy dùng các tai nghe có dây cho điện thoại di động. Cũng như đối với điện thoại cố định, từ trường của loa nghe trong tai sẽ ảnh hưởng đến một số người, vì vậy hãy chọn loại có khoảng cách đến tai lớn nhất hoặc sử dụng các công nghệ đặc biệt để tai không bị ảnh hưởng bởi thiết bị điện tử.
Hãy cẩn thận khi sử dụng điện thoại di động trong ô tô. Các tín hiệu được truyền qua lại bên trong xe và đầu của bạn sẽ trở thành một cái ăng-ten.
Hãy hiểu biết về sự tác động mà bạn phải chịu.
Hỗ trợ luật dán nhãn để yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại di động phải ghi mức độ bức xạ ở chỗ dễ thấy nhất trên bao bì và trong các cửa hàng bán lẻ.
Bí ẩn sinh vật bất tử sống tốt ở hành tinh khác, có thể lai với con người
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã giải mã được bí ẩn của bọ gấu nước tardigrade, sinh vật bất tử có thể đang vui vẻ sống trên… mặt trăng, và con người có thể sẽ phải lai với nó nếu muốn đến hành tinh khác.
Trở ngại lớn nhất của những chuyến tàu đưa con người đến hành tinh khác chính là bức xạ khắc nghiệt, bởi không phải hành tinh nào cũng có một từ quyển và bầu khí quyển đủ mạnh mẽ, dày và chống lại bức xạ tốt như Trái Đất của chúng ta. Bức xạ và những điều kiện khắc nghiệt khác có thể khiến các phi hành gia bị ung thư, đảo lộn quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc thậm chí là c.hết ngay trên hành tinh họ vừa hạ cánh.
Thế nhưng bọ gấu nước tardigrade thì khác, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy chúng sống trong những nơi “tử địa” của Trái Đất. Với các tính chất đặc biệt, cho dù bị đem đến hành tinh khác, bọ gấu nước vẫn vui vẻ sống khỏe! Vừa qua, các nhà khoa học còn nghi ngờ sinh vật này đã biến mặt trăng thành thuộc địa, sau khi bám lên tàu vũ trụ của Israel.
Di chuyển một loại protein thần kỳ trong sinh vật bất tử sang con người có thể giúp các phi hành gia có được chiếc áo giáp phân tử bền chắc, tự tin du hành đến hành tinh khá – ảnh đồ họa từ NASA
Nhóm khoa học gia từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật và gene, thuộc Đại học Bách khoa Madrid (Tây Ban Nha) đã giải trình tự gene của một loài trong chi bọ gấu nước là Ramazzottius varieornatus, để xem xét sự sắp xếp các thành phần axit amin trong Dsup – một loại protein ức chế thiệt hại từ bức xạ. Ở bọ gấu nước, các protein này biến thành một chiếc áo giáp phân tử để bảo vệ con vật.
Năm ngoái, nhà di truyền học danh tiếng Chris Mason từ Đại học Weill Cornel (Mỹ) đã đề xuất phương án hòa trộn DNA của sinh vật bất tử này vào con người, giúp những nhà du hành tương lai có thể chống lại những điều kiện cực đoan của vũ trụ và thực hiện những nhiệm vụ thám hiểm hành tinh khác được an toàn. Đề xuất này rất được giới khoa học ủng hộ và đang là mục tiêu của những nghiên cứu mới, bao gồm công trình này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha đã đưa Dsup vào môi trường nuôi cấy tế bào người và nhận được kết quả đáng kinh ngạc: nó làm giảm 40% sự thiệt hại tế bào khi bị chiếu xạ bởi một luồng tia X mạnh. Dsup còn bảo vệ DNA chống lại các tác động ăn mòn tốt hơn nhiều các gốc hydroxyl mà con người sở hữu. Dsup bám vào các sợi axit nucleic, làm lệch hướng hoặc hấp thụ các yếu tố khó chịu có thể gây ảnh hưởng tế bào sống.
Ngoài ra, Dsup hoàn toàn dễ dàng “uốn cong” để phù hợp với DNA của một sinh vật khác không phải bọ gấu nước và cung cấp cho sinh vật đó một bộ áo giáp phân tử tương tự sinh vật bất tử này.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.