Suy giáp là một tình trạng sức khỏe nội tiết tố phổ biến trong đó cơ thể không tạo đủ hoóc môn tuyến giáp.
Trà xanh rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Những hoóc môn này chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tế bào, sửa chữa và thực hiện đúng chức năng của quá trình trao đổi chất.
Theo thời gian, bệnh có thể dẫn đến mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân và người bệnh có thể cảm thấy vô cùng kiệt sức. Khoảng 1-2% người dân trên toàn thế giới đang mắc phải vấn đề sức khỏe này.
Tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng đến phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới, theo Times of India.
Tiến sĩ Vinoda Kumary, Phó giám đốc Y tế, Viện Jindal Naturecure, Bangalore (Ấn Độ) cho biết những loại thực phẩm mà một người bị suy giáp nên ăn và những thực phẩm họ nên tránh.
Những thực phẩm nên ăn
Một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để kiểm soát bất kỳ tình trạng sức khỏe nào và điều này cũng xảy ra với bệnh suy giáp.
Tiến sĩ Kumary cho biết: Các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thực phẩm giàu kẽm như đậu lăng, đậu xanh, đậu rất tốt cho những người bị tình trạng sức khỏe này. Các thực phẩm giàu selen và i ốt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh suy giáp, theo Times of India.
Kẽm giúp điều hòa tuyến giáp, tạo tín hiệu cho tuyến giáp giải phóng các hoóc môn. Vì vậy, bao gồm các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn uống có thể giúp che phủ các triệu chứng của sự mất cân bằng tuyến giáp.
Selen là một khoáng chất thiết yếu khác giúp hoạt động bình thường của tuyến giáp. Nó là một chất chống ô xy hóa, bảo vệ tuyến giáp khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Quả hạch Brazil, cá ngừ, cá mòi, trứng và các loại đậu là một số nguồn cung cấp selen tuyệt vời.
I ốt là một khoáng chất cần thiết để tạo ra các hoóc môn tuyến giáp. Những người bị thiếu i ốt dễ bị suy giáp. Bổ sung thực phẩm giàu i ốt như rong biển, cá, sữa và trứng có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt này.
Tiến sĩ Kumary cho biết thêm trái cây và rau quả giàu phytosterol cũng rất tốt cho hệ miễn dịch. Quả việt quất, dầu ô liu, các loại hạt, trà xanh, đinh hương và táo rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp, theo Times of India.
Những thực phẩm cần tránh
Những người bị suy giáp đặc biệt nên tránh goitrogens.
Goitrogens là các hợp chất cản trở hoạt động bình thường của tuyến giáp. Nhiều loại thực phẩm chứa goitrogens như các sản phẩm đậu nành, rau như bông cải xanh và súp lơ trắng. Ngay cả trái cây như đào và mận cũng chứa hợp chất này.
Theo tiến sĩ Kumary, đồ ăn chế biến và chiên rán chứa nhiều chất béo không bão hòa cũng có thể khiến các triệu chứng của bệnh suy giáp trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc bổ sung chất xơ ngay sau khi dùng thuốc tuyến giáp có thể không phải là một ý kiến hay. “Chất xơ sẽ cản trở thuốc. Vì vậy, người ta nên ăn chất xơ 2-3 giờ sau khi uống thuốc”, tiến sĩ Kumary nói, theo Times of India.
Một số điểm khác cần nhớ
Chế độ ăn uống và thuốc men chắc chắn rất quan trọng để kiểm soát tình trạng của bạn khi bị suy giáp, tuy nhiên, có một số yếu tố khác cũng cần lưu ý.
Uống nhiều nước
Bạn phải luôn luôn uống đủ nước, đừng để cơ thể bị mất nước – SHUTTERSTOCK
Mỗi người phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Thực hành ăn uống có ý thức
Ăn uống có ý thức cũng quan trọng như ăn uống lành mạnh. Ăn quá nhiều dẫn đến các bệnh không mong muốn như tăng cân, các vấn đề về dạ dày và những bệnh khác. Nên ăn vừa no và tránh ăn theo cảm tính.
Tập yoga và thiền để kiểm soát mức độ căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn để kiểm soát các triệu chứng. Tập yoga và thiền để giảm mức độ căng thẳng của bạn, theo Times of India.
Người bị suy giáp nên tránh xa 9 loại thực phẩm này, có thứ tưởng bổ dưỡng nhưng thực chất lại khiến bệnh trầm trọng thêm
Những thứ mà bạn ăn mỗi ngày có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp cũng như khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Vì thế, nếu chẳng may bị suy giáp, bạn nên cẩn trọng khi ăn hoặc loại bỏ hoàn toàn một số loại thực phẩm sau.
Suy giáp là một loại bệnh nội tiết, trong đó chức năng tuyến giáp bị rối loạn khiến cơ quan này không sản sinh đủ hormone như thyroxine, T3, T4 – thứ rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người mắc bệnh suy giáp có thể bị hạ canxi m.áu, ảnh hưởng lớn đến tim, hệ thần kinh và quá trình điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể.
Suy giáp không phải là một căn bệnh dễ điều trị, và chế độ ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị của bệnh nhân. Một vài chất dinh dưỡng có thể tác động đáng kể tới chức năng tuyến giáp, và một số loại thực phẩm lại ức chế khả năng hấp thụ các hormone thay thế mà bạn cần trong quá trình điều trị suy giáp.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh là một cách giúp bạn cải thiện bệnh tình của mình. Dưới đây là 9 loại thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp nên hạn chế tiêu thụ hoặc tránh xa.
Thực phẩm chứa đậu nành (đậu nành luộc, đậu phụ, miso…)
Trong đậu nành có chứa isoflavone – một hợp chất có khả năng tác động tiêu cực đến tuyến giáp. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, ăn quá nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giáp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu xuất bản trên Scientific Reports vào tháng 3/2019, đậu nành không ảnh hưởng gì đến hormone tuyến giáp và sự gia tăng hormone gây kích thích tuyến giáp cũng là rất nhỏ.
Dù vậy, một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc tiêu thụ đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc chữa tuyến giáp. Vì thế, bạn chỉ nên uống thuốc sau ít nhất 4 tiếng ăn đậu nành.
Rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ…)
Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh và bắp cải, chứa rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, chúng có thể can thiệp đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp nếu bạn bị thiếu i-ốt. Do đó, bạn nên hạn chế ăn cải Brussel, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải chíp…
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn những loại rau này có thể cản trở tuyến giáp sử dụng i-ốt – thứ rất cần thiết để tuyến giáp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, cần tới một lượng lớn rau họ cải mới có thể thực sự tác động đến việc hấp thụ i-ốt.
Bệnh nhân suy giáp và thiếu i-ốt vẫn có thể ăn những loại rau họ cải này, nhưng phải nấu chín hoàn toàn để giảm thiểu tác động của những loại rau này lên tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn những loại rau này quá 140g/ngày.
Thực phẩm chứa gluten (bánh mì, mì Ý, gạo…)
Theo Ruth Frechman – chuyên gia dinh dưỡng, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng tại Los Angeles, bệnh nhân suy giáp nên hạn chế ăn gluten – một loại protein có trong thực phẩm đã qua xử lý như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khá. Nếu bạn mắc bệnh Celiac, gluten có thể gây kích ứng ruột non và cản trở việc hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Endocrine Connections vào tháng 5/2017 đã chỉ ra, suy giáp và bệnh Celiac thường xuất hiện cùng nhau. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh chế độ ăn không gluten có thể chữa bệnh suy giáp, nhưng có thể đem tới một vài lợi ích nhất định cho các nữ bệnh nhân mắc suy giáp.
Nếu vẫn muốn ăn gluten, hãy chọn các loại bánh mì, mì Ý, gạo… làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này vẫn giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, giúp cải thiện tình trạng táo báo – một triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp. Bên cạnh đó, bạn nên uống thuốc khoảng vài tiếng trước hoặc sau khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, nhằm tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Thực phẩm giàu chất béo (bơ, thịt, đồ chiên rán…)
Theo Stephanie Lee – Phó trưởng khoa Nội tiết, dinh dưỡng và tiểu đường tại Trung tâm Y tế Boston, chất béo có thể gây cản trở đến khả năng hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Chất béo còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo, bạn nên loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chiên rán và các sản phẩm chứa nhiều chất béo như bơ động vật, mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ…
Thực phẩm nhiều đường
Bệnh suy giáp có thể làm chậm lại quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến bạn dễ lên cân nếu không cẩn thận. “Bạn nên tránh đồ các loại đồ ăn chứa nhiều đường bởi chúng chứa nhiều calo mà không có chất dinh dưỡng gì”, chuyên gia dinh dưỡng Frechman nói.
Đồ ăn chế biến sẵn (đồ đóng hộp, thực phẩm đông lạnh…)
“Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối, trong khi bệnh nhân suy giáp cần tránh ăn nhiều muối”, chuyên gia Frechman cảnh báo. Tuyến giáp hoạt động yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, và việc ăn quá nhiều muối cũng dẫn đến điều tương tự.
Bạn nên đọc kỹ nhãn dán “Thành phần dinh dưỡng” trên các túi thực phẩm chế biến sẵn và đồ đóng hộp để chọn loại thực phẩm có lượng muối thấp nhất. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người bị cao huyết áp nên giới hạn lượng muối tiêu thụ không quá 1,5g/ngày.
Chất xơ dư thừa từ đậu hạt và rau xanh
Chất xơ là thứ rất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc ăn quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy giáp. Theo khuyến cáo về ăn uống của chính phủ Mỹ, một người trưởng thành dưới 50 t.uổi chỉ nên ăn 25-38g chất xơ mỗi ngày. Nếu tổng lượng chất xơ từ các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả, đậu hạt… trong bữa ăn vượt quá mức cho phép, hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng.
Cà phê
Các nhà khoa học đã phát hiện chất caffeine trong cà phê có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. “Những người đang dùng thuốc chữa tuyến giáp mà uống cà phê vào bữa sáng sẽ khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp trở nên khó kiểm soát, gây khó khăn cho bác sĩ.”, bác sĩ Lee cho biết. Bà cũng khuyên mọi người nên uống thuốc với nước lọc, cũng như chỉ uống cà phê sau ít nhất 30 phút uống thuốc.
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn sẽ phá hủy mức nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể lẫn khả năng sản sinh hormone của tuyến giáp, theo một nghiên cứu trên tạp chí Indian Journal of Endocrinology and Metabolism. Chất cồn ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp và ức chế khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Do đó, người mắc suy giáp nên ngừng uống hoàn toàn đồ uống có cồn.