Ảnh hưởng của rau t.iền đạo đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Một trong những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai chính là rau (nhau) t.iền đạo. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Tô Thị Kim Quy, Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bãi Cháy, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này.

– Xin bác sĩ cho biết, bệnh lý rau t.iền đạo ở phụ nữ mang thai là gì, dấu hiệu nào để nhận biết bị bệnh này, thưa bác sĩ?

Trong thai kỳ bình thường, bánh rau thường bám vào phần đáy tử cung, có thể là mặt trước hoặc mặt sau tử cung. Còn rau (nhau) t.iền đạo là bệnh lý của bánh rau trong đó bánh rau bám ở vị trí đoạn dưới tử cung và cổ tử cung (vị trí thấp nhất của tử cung) dẫn đến che lấp một phần hay toàn bộ cổ tử cung, làm cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ.

anh huong cua rau tien dao den suc khoe cua me va thai nhi 5f7 5494230

Siêu âm là biện pháp phát hiện bị rau t.iền đạo ngay từ tuần thứ 20 của thai kỳ. (Trong ảnh: Siêu âm cho phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Bãi Cháy).

Triệu chứng thường gặp của rau t.iền đạo là xuất huyết â.m đ.ạo bất thường, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Xuất huyết có thể ít hoặc nhiều, đông cục lại, không kèm theo đau bụng. Xuất huyết có thể tự hết mà không cần điều trị; tuy nhiên, xuất huyết có thể tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Lần tái phát sau thường ra huyết nhiều hơn lần trước.

Nếu mất m.áu nhiều, phụ nữ mang thai cảm thấy choáng váng, da xanh tái, niêm mạc nhạt màu, tay chân lạnh, mạch nhanh, thở nhanh, huyết áp có thể bình thường hoặc hạ. Người bệnh thường rơi vào trạng thái hốt hoảng, lo sợ. Nếu mất m.áu ít, bệnh nhân đôi khi chỉ cảm thấy mệt mỏi. Trong một số trường hợp, phụ nữ bị rau t.iền đạo có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết kèm các cơn đau bụng do tử cung co thắt.

Nếu bạn đi khám thai định kỳ thường xuyên, bác sĩ sẽ chẩn đoán dễ dàng qua siêu âm, có thể phát hiện sớm rau t.iền đạo từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.

anh huong cua rau tien dao den suc khoe cua me va thai nhi d16 5494230

Hình ảnh rau t.iền đạo trong siêu âm.

– Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai bị rau t.iền đạo, và bệnh có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi, thưa bác sĩ?

Rau t.iền đạo hay gặp trong các trường hợp: Sinh đẻ nhiều lần; có t.iền sử sảy thai hoặc nạo phá thai nhiều lần; viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần không được điều trị dứt điểm; các lần mang thai trước có lần bị rau t.iền đạo; tử cung có hình dạng bất thường; u xơ tử cung; nhau thai lớn do bạn mang đa thai…

Phụ nữ trên 35 t.uổi cũng có nguy cơ bị rau t.iền đạo khi mang thai. Bên cạnh đó có thể do chế độ dinh dưỡng kém, hút t.huốc l.á, mẹ lớn t.uổi…

Khi bị rau t.iền đạo, tùy mức độ xuất huyết ít nhiều mà ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ. Nếu ra huyết quá nhiều có thể dẫn đến gây t.ử v.ong. Ra huyết â.m đ.ạo nếu không theo dõi và vệ sinh tốt có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng… Nếu mẹ bị ra m.áu thường xuyên, thai nhi dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, suy thai… Mẹ bị rau t.iền đạo, thai thường khó xoay đầu xuống dưới do bánh rau nằm ở đoạn dưới tử cung nên hay gặp ngôi ngược bất thường như ngôi mông, ngôi ngang…

anh huong cua rau tien dao den suc khoe cua me va thai nhi 86f 5494230

Mổ lấy thai tại Bệnh viện Bãi Cháy.

– Nếu bị rau t.iền đạo, cần làm gì thưa bác sĩ?

Nếu có ra huyết â.m đ.ạo, bạn phải vào ngay bệnh viện sản khoa gần nhất để được theo dõi. Tùy theo mức độ ra huyết ít hay nhiều của bạn lúc đó và tuần t.uổi của thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.

Nếu mẹ ra huyết ít, không ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có chế độ nghỉ ngơi cho mẹ dưỡng thai, kéo dài t.uổi thai tối đa đến mức có thể; đồng thời tiêm hỗ trợ phổi cho thai nhi, nếu thai đủ tuần t.uổi cho phép. Lúc này, bạn cần nằm nghỉ ngơi nhiều tại giường, không lao động nặng, kiêng g.iao h.ợp; hạn chế thăm khám â.m đ.ạo; ăn uống nhiều chất dinh dưỡng để giúp hỗ trợ thai phát triển tối đa.

Thai phụ được chẩn đoán nhau t.iền đạo cần được nhập viện theo dõi chặt chẽ, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ để đ.ánh giá toàn diện, chính xác và có quyết định chấm dứt thai kỳ hợp lý. Trường hợp thai nhi đủ tháng, bác sĩ có thể chỉ định mổ chủ động lấy thai trong trường hợp rau t.iền đạo trung tâm. Các trường hợp khác có thể cân nhắc theo dõi chờ đến lúc chuyển dạ.

Nếu mẹ bị ra huyết nhiều đe dọa tính mạng mẹ, lúc này ưu tiên cứu mẹ là chính, bác sĩ bắt buộc phải mổ lấy thai sớm, không kể đến thai đủ tháng hay chưa.

Để phòng ngừa bệnh rau t.iền đạo, phụ nữ cần hạn chế có thai lúc lớn t.uổi, đặc biệt là khi đã có đủ con. Tuân thủ đúng các chỉ định mổ lấy thai giúp hạn chế sẹo tử cung không cần thiết. Không hút t.huốc l.á, tránh hít phải khói t.huốc l.á thụ động trong khi mang thai.

Xin cám ơn bác sĩ!

Mẹ chồng không cho con dâu uống thuốc khi mang thai vì sợ ảnh hưởng đến cháu, hậu quả đau xót đến nghẹn lòng

Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất.

Người già là người của thế hệ trước, vì thế họ có nhiều quan điểm và suy nghĩ rất thiếu căn cứ khoa học. Nếu những bà bầu trẻ nghe theo mà không có sự chọn lọc, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bản thân lẫn em bé trong bụng.

Tiểu Dương (Trung Quốc) kết hôn khi mới 23 t.uổi, độ t.uổi vẫn còn rất trẻ. Vì thế khi mang thai cô không có kinh nghiệm và hiểu biết, mọi vấn đề đều hỏi ý kiến của mẹ chồng.

Vốn dĩ Tiểu Dương đã học tập được một số kiến thức tại khóa học t.iền sản của bệnh viện, cô dự định sẽ đi thăm khám định kỳ và nhờ bác sĩ tư vấn thêm. Thế nhưng mẹ chồng cô lại cho rằng việc khám thai là điều không cần thiết, vừa tốn kém t.iền bạc và thời gian. Thậm chí siêu âm còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, chỉ cần ở nhà ăn uống tẩm bổ tốt là em bé sẽ phát triển khỏe mạnh.

Nghe mẹ chồng nói vậy Tiểu Dương liền vâng lời. Đến khi mang thai được 5 tháng thì cô bị ngứa khắp người. Tiểu Dương đến bệnh viện kiểm tra thì được bác sĩ kết luận rằng cô mắc chứng ứ mật thai kỳ và kê cho cô một số loại thuốc uống, bôi ngoài da.

me chong khong cho con dau uong thuoc khi mang thai vi so anh huong den chau hau qua dau xot den nghen long 3b6 5454462

Tiểu Dương đi khám bệnh về nhưng mẹ chồng cô không cho con dâu uống thuốc. (Ảnh minh họa)

Về đến nhà mẹ chồng cô vừa nghe tin con dâu phải uống thuốc thì lập tức phản ứng rất gay gắt. Bà bảo thời gian mang thai phải tránh tuyệt đối không được uống bất kỳ loại thuốc nào. Phần vì mẹ chồng cấm đoán, phần vì nghe nói sẽ ảnh hưởng đến con nên Tiểu Dương đã vứt những loại thuốc ấy đi.

Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất. Khi mang thai đến tuần thứ 29 thì tiểu Dương bị sinh non. Em bé quá yếu ớt và phổi chưa phát triển hoàn thiện nên đã t.ử v.ong ngay sau khi sinh.

Sau khi hỏi han cặn kẽ, bác sĩ kết luận nguyên nhân gây sinh non ở Tiểu Dương chính là chứng ứ mật thai kỳ của cô. Do cô không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cũng không đi thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé nên không kịp thời ngăn chặn được những nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.

Sau khi biết rõ nguyên nhân, gia đình Tiểu Dương vô cùng đau xót và hối hận vì những suy nghĩ chủ quan và thiếu khoa học của mình. Qua câu chuyện đau lòng này các bà mẹ cần hết sức lưu ý phải đi thăm khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Để theo dõi sát sao sức khỏe cả mẹ lẫn bé, hạn chế và phòng ngừa tối đa được những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

me chong khong cho con dau uong thuoc khi mang thai vi so anh huong den chau hau qua dau xot den nghen long e55 5454462

Ứ mật thai kỳ là gì?

Mật là chất dịch lỏng màu vàng – xanh có chức năng tiêu hóa mỡ. Mật được sản xuất bởi gan và dự trữ trong túi mật. Từ túi mật mật được bài tiết qua ống mật chủ vào tá tràng. Mật có thành phần là cholesterol, muối mật và sắc tố mật là bilirubin.

Các hormon thai kỳ có thể ảnh hưởng đến chức năng của túi mật. Trong một vài trường hợp việc mang thai có thể làm chậm lại việc bài tiết mật hay thậm chí làm tắc mật. Khi lượng mật bị tích tụ trong m.áu quá nhiều, hiện tượng này gọi là ứ mật thai kỳ.

Các biến chứng của ứ mật thai kỳ

Đối với người mẹ

Phụ nữ mang thai có thể gặp phải một số vấn đề trong việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và bị ngứa dữ dội, thường là trên bàn tay và bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Chứng ứ mật thai kỳ có thể khiến bạn cực kỳ khó chịu nhưng không gây nguy cơ lâu dài cho người mẹ mang thai. Nguy cơ lớn nhất đối với người mẹ là khả năng tái phát ở lần mang thai sau.

me chong khong cho con dau uong thuoc khi mang thai vi so anh huong den chau hau qua dau xot den nghen long c88 5454462

Ứ mật thai kỳ gây ngứa dữ dội cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Đối với đ.ứa t.rẻ

Nếu người mẹ mắc chứng ứ mật thai kỳ, thai nhi có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:

– Nguy cơ trẻ bị đẻ non sẽ tăng lên đáng kể và các chuyên gia vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân.

– Nguy cơ khi trẻ hít phải phân su trong quá trình chuyển dạ và sinh nở dẫn tới chứng khó thở của trẻ sơ sinh.

– Nguy cơ t.ử v.ong cho thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng cao hơn nếu người mẹ bị mắc chúng ứ mật.

Các bác sĩ thường chỉ định cho người mẹ sinh con sớm hơn trong trường hợp người mẹ bị ứ mật thai kỳ để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *