Đang ngồi chơi, b.é t.rai đột ngột ngã xuống sàn, lên cơn co giật và bất tỉnh.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé T.N. (3 t.uổi, ngụ tại Vĩnh Long) được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Kết quả xét nghiệm và chụp CT-Scan sọ não tại khoa Cấp cứu cho thấy bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện nhiều. Sau khi các bác sĩ hồi sức ổn định, bé tiếp tục được chụp DSA mạch m.áu não để tìm nguyên nhân gây đột quỵ.
“Đúng như dự đoán ban đầu, nguyên nhân xuất huyết não của bé là túi phình mạch m.áu não”, bác sĩ Vũ nói.
Bé T.N. là bệnh nhân đột quỵ trẻ nhất được ghi nhận tại bệnh viện. Ảnh: Phương Vũ.
Bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên khoa Ngoại Thần kinh để các bác đưa ra kế hoạch điều trị. Mục tiêu là làm tắc hoàn toàn túi phình để tránh tình trạng xuất huyết não thêm nữa.
Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định đặt stent chuyển dòng cho bé để làm tắc hoàn toàn túi phình. Đây là phương pháp điều trị kỹ thuật cao, không cần phẫu thuật, được triển khai tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hơn 2 năm nay.
Bác sĩ Huỳnh Hữu Danh, khoa Ngoại Thần Kinh, đã khéo léo luồng ống thông vào trong mạch m.áu của bệnh nhi qua lỗ kim rất nhỏ ở ngoài da, đi theo các mạch m.áu đến vị trí túi phình, sau đó thả stent chuyển dòng gây tắc túi phình.
Các bác sĩ cho biết thủ thuật này có mức giá khá cao nhưng nhờ bảo hiểm y tế hỗ trợ, gia đình bệnh nhi không tốn quá nhiều chi phí cho đợt điều trị. Hiện tại, bé ổn định sức khoẻ, chuẩn bị xuất viện.
Túi phình mạch m.áu não là bệnh thường gặp ở người lớn t.uổi. Tuy nhiên, hiện nay, các bệnh lý túi phình mạch m.áu não xuất hiện ngày càng nhiều độ t.uổi trẻ hơn. B.é t.rai 3 t.uổi là trường hợp trẻ nhất mắc bệnh túi phình mạch m.áu não được ghi nhận tại bệnh viện.
Triệu chứng của bệnh đột quỵ ở người trẻ tương tự bệnh nhân lớn t.uổi. Các dấu hiệu khởi phát có thể là méo miệng, yếu tay chân, không nói được, thậm chí nhanh chóng hôn mê, co giật khi xuất huyết não nhanh chóng.
“Túi phình mạch m.áu não là hiếm gặp nên dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác, đặc biệt là viêm màng não. Nếu không được chuyển viện và điều trị kịp thời, bệnh nhi có nguy cơ tàn tật rất cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng”, bác sĩ Huỳnh Hữu Danh chia sẻ.
Trẻ bị chớp mắt, hắng giọng liên tục có thể bị rối loạn tic
Những cử động của trẻ xuất hiện một cách liên tục, không phù hợp với hoàn cảnh như chớp mắt, hắng giọng, chun mũi,… khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng.
Đặc biệt, các bậc cha mẹ càng trăn trở và bối rối hơn bao giờ hết khi trẻ được thăm khám và chẩn đoán rối loạn tic.
Ảnh minh họa
Rối loạn tic là gì?
Theo chuyên gia tâm lý Nhan Cẩm Nghi – Đơn vị Tâm lý, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), rối loạn tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát.
Đây là rối loạn thường xuất hiện trước 18 t.uổi, trong đó t.uổi khởi phát trung bình từ 4 đến 6 t.uổi với mức độ nghiêm trọng giảm dần ở t.uổi vị thành niên, đa số giảm nhẹ khi trưởng thành. Theo một khảo sát ở Mỹ, tỷ lệ cá nhân được chẩn đoán rối loạn tic là 3/1.000 trường hợp.
Chuyên gia tâm lý Nhan Cẩm Nghi cho biết, hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến rối loạn tic, nhưng một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh học và môi trường được ghi nhận như di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc, những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh, đột quỵ, chấn thương đầu, n.hiễm t.rùng, thoái hóa thần kinh, tế bào gai thần kinh và nhũn não,…
Cùng con “vượt khó”
Cá nhân có triệu chứng tic nhẹ đến trung bình thường không bị ảnh hưởng chức năng thường ngày, thậm chí ở một số cá nhân có mức độ tic nặng.
Tuy nhiên, rối loạn tic cũng mang những nguy cơ ảnh hưởng đến sinh hoạt và hình ảnh bản thân của trẻ dẫn đến việc bị cô lập, mâu thuẫn trong các mối quan hệ hoặc thậm chí bị bắt nạt.
Chính vì thế, sự thông hiểu và đồng hành của gia đình ngay lúc này góp phần quan trọng việc hỗ trợ trẻ ứng phó với những triệu chứng của rối loạn tic.
Đầu tiên, gia đình cần theo dõi về mức độ và tần suất xuất hiện tic theo thời gian của trẻ. Sau khi đã quan sát và nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo hoặc kích hoạt triệu chứng, ba mẹ cần giải thích về rối loạn tic một cách phù hợp với lứa t.uổi cũng như mức độ nhận thức của trẻ, hướng dẫn trẻ tìm một chuyển động thích hợp thay thế vận động tic (ví dụ: hít thở theo nhịp, đếm từ 1 đến 10,…), luyện tập ứng phó với những yếu tố kích hoạt và thực hành thư giãn.
Các bước trên là một trong những ứng dụng của liệu pháp hành vi đảo ngược thói quen (Habit reversal therapy) – liệu pháp phổ biến trong việc ứng phó với rối loạn tic. Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý rằng các triệu chứng tic thường gia tăng khi con gặp lo âu, phấn khích hay mệt mỏi.
Vì thế, việc tổ chức những hoạt động nhẹ nhàng, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ góp phần giảm nhẹ tác động của tic. Ngoài ra, việc động viên khen thưởng khi trẻ có cố gắng kiểm soát tic cũng góp phần gia tăng hành vi tích cực của trẻ.
Trong sinh hoạt thường ngày, gia đình cần tránh chú ý đến tic, không phê phán trẻ và đảm bảo sự hỗ trợ, trấn an cần thiết khi triệu chứng tic ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như sự tự tin của trẻ.
Bên cạnh đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, phụ huynh cần đưa con đến các chuyên khoa để khám và thực hiện các xét nghiệm cũng như tư vấn các hướng điều trị can thiệp phù hợp với từng trường hợp.