Bài học sau vụ 1 người t.ử v.ong ở phòng xông hơi

Người có sức khỏe đang suy yếu, người đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch… không nên xông hơi.

bai hoc sau vu 1 nguoi tu vong o phong xong hoi 9e5 5498503

Các bác sĩ Viện Y dược học dân tộc TP.HCM tư vấn, khám cho người bệnh.

Ngày 4-1, Pháp Luật TP.HCM có đăng tải thông tin “Người đàn ông t.ử v.ong sau khi xông hơi ở TP.HCM”. Theo đó, khoảng 10 giờ ngày 29-11-2020, một người đàn ông tên VH đến Phòng khám Đông y Nguyễn Khoa để khám và được cho vào phòng xông hơi. Đến 11 giờ, phòng khám thông báo ông bị bỏng nặng, được đưa đi cấp cứu tại BV huyện Nhà Bè, sau đó tiếp tục được chuyển đến BV Chợ Rẫy.

Đến khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, ông H. bị giãn đồng tử, không còn khả năng cứu sau thời gian được cấp cứu, hồi sức tại BV Chợ Rẫy và được gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Sau khi bài viết trên được đăng tải, chúng tôi đã nhận được những câu hỏi của bạn đọc với nội dung: Khi nào thì cần phải xông hơi? Xông hơi như thế nào thì đúng cách?…

Chỉ nên áp dụng cho người không tự đổ mồ hôi

TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, đã có những giải đáp trước các thắc mắc trên của bạn đọc.

. Phóng viên : Thưa bác sĩ, phương pháp xông hơi được hiểu như thế nào trong y học? Phương pháp này được dùng điều trị những bệnh lý nào?

TS-BS Trương Thị Ngọc Lan : Xông hơi là một trong tám phương pháp điều trị (bát pháp) của Đông y gồm: Hãn, thổ, hạ, hòa, thanh, ôn, tiêu, bổ.

Trong đó, xông hơi là phương pháp hãn, tức làm cho cơ thể người bệnh ra mồ hôi. Phương pháp xông hơi đa phần dùng cho người bệnh cảm mà cơ thể không thể tự tiết mồ hôi. Ngay cả người bị cảm nhưng cơ thể đã đổ mồ hôi cũng không nên áp dụng phương pháp xông hơi.

Xông hơi giúp người bệnh tỉnh táo, giúp lỗ chân lông giãn nở để đẩy mồ hôi, lượng nước bị ứ và các luồng khí xấu, chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh. Từ đó, phương pháp này giúp giảm bớt các dấu hiệu bệnh cảm.

Sáu lưu ý khi xông hơi

. Xông hơi được nhiều người lựa chọn từ điều trị bệnh đến làm đẹp. Vậy khi sử dụng phương pháp này cần có những lưu ý gì?

Ngày nay, xông hơi phổ biến như phương pháp giúp chữa bệnh, thải độc, thư giãn cơ thể và cả làm đẹp. Tuy nhiên, thực tế trong y học, phạm vi áp dụng phương pháp xông hơi để điều trị bệnh rất hạn chế.

Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp xông hơi, cần tuân thủ sáu lưu ý như sau:

– Không xông hơi đối với người có sức khỏe đang suy yếu, người đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch…

– Nhiệt độ xông hơi phù hợp từ 40 độ C đến 50 độ C, thời gian xông 10-15 phút, không xông lâu hơn hoặc không xông ở nhiệt độ cao hơn để tránh gây bỏng.

– Phòng xông hơi phải kín gió để đảm bảo người bệnh khi bước ra từ buồng xông không bị gió thổi vào cơ thể. Vì sau khi xông hơi, cơ thể người bệnh đổ mồ hôi, nếu bị gió thổi vào sẽ dễ bị bệnh cảm.

– Sau khi xông hơi nên uống bổ sung nước ngay. Nên uống nước có thêm ít muối hoặc các loại nước có chất khoáng.

– Không nên xông hơi cho trẻ nhỏ vì cơ thể trẻ còn yếu, da trẻ mỏng nên dễ gây bỏng.

– Phòng xông hơi, cơ sở xông hơi phải đảm bảo an toàn; đảm bảo các phương pháp phòng ngừa cháy, bỏng cho người xông.

. Hiện nhiều người chọn mua các tinh dầu xông hơi hoặc dùng lá cây như sả, bưởi… đun sôi để tự xông hơi tại nhà. Theo bác sĩ, cách làm này có phù hợp?

Việc xông hơi bằng lá cây, tinh dầu tại nhà là phương pháp dân gian rất phổ biến từ rất lâu. Theo phương pháp này, người dân thường đun sôi nước có bỏ các viên nang chứa tinh dầu hoặc lá cây.

Tuy nhiên, dù xông hơi tại nhà hay xông hơi tại các cơ sở bên ngoài thì vẫn cần tuân thủ các lưu ý đã nêu trên. Việc xông hơi tại nhà nếu tuân thủ các lưu ý này thì vẫn có hiệu quả tốt.

Khi lựa chọn tinh dầu xông hơi, người dân nên tìm các thương hiệu có uy tín, thành phần tự nhiên. Sản phẩm tinh dầu phải có kiểm định y tế. Khi xông hơi tại nhà bằng nồi nước nóng thì phải chú ý phòng ngừa bỏng.

. Xin cám ơn bà.

Công an đang điều tra vụ c.hết ở phòng xông hơi

Liên quan đến vụ việc ông VH (65 t.uổi) t.ử v.ong sau khi xông hơi trị bệnh tại Phòng khám Đông y Nguyễn Khoa (khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM), ngày 4-1, cơ quan chức năng đã vào cuộc và làm việc với hai bên.

Cụ thể, Công an xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) và Thanh tra Sở Y tế TP đã làm việc với Phòng khám Đông y Nguyễn Khoa và gia đình ông VH để ghi nhận vụ việc, yêu cầu hai bên cung cấp chứng cứ để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, ngày 2-1, chị T. gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Khoa Vũ, Giám đốc phòng khám Đông y, đã gây ra cái c.hết của cha bà là ông VH (65 t.uổi).

Theo đơn tố cáo, vào khoảng 10 giờ ngày 29-11-2020, ông H. đến Phòng khám Đông y Nguyễn Khoa để khám và được cho vào phòng xông hơi. Đến 11 giờ, phòng khám thông báo ông bị bỏng nặng, được đưa đi cấp cứu tại BV huyện Nhà Bè, sau đó tiếp tục được chuyển đến BV Chợ Rẫy.

Sau khi được cấp cứu và hồi sức tại đây, đến khoảng 15 giờ 30, gia đình được bác sĩ thông báo ông H. bị giãn đồng tử, không còn khả năng cứu. Do đó, gia đình đưa ông về quê lo hậu sự.

HOÀNG LAN

T.ử v.ong khi đi xông hơi và những người tuyệt đối không nên thử

Xông hơi là hình thức giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt nhưng chỉ thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được áp dụng đúng cách.

tu vong khi di xong hoi va nhung nguoi tuyet doi khong nen thu 6f2 5491244

T.ử v.ong khi đi xông hơi và cách phòng tránh (Ảnh minh hoạ)

Ông V.H. đến xông hơi điều trị bệnh tại phòng khám ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) thì bị bỏng nặng dẫn đến t.ử v.ong. Theo lời kể của con gái ông V. H., khoảng 10h ngày 29/11/2020, ông H. đến Phòng khám đông y Nguyễn Khoa tại số 33 đường số 2, Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP.HCM), theo lịch hẹn của Giám đốc phòng khám.

Ông V. đã điều trị ở đây được khoảng 3 tháng, một tháng tới một lần theo lịch hẹn của bác sĩ chứ không cố định thời gian.

Tại đây, ông H. được đưa vào phòng xông hơi. Khoảng một giờ sau, phòng khám thông báo cho gia đình biết ông H. bị bỏng nặng nên đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Nhà Bè.

Do tình trạng của nạn nhân quá nặng nên bệnh viện này không cấp cứu được mà tiếp tục chuyển ông H. đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

Đến 15h30 chiều cùng ngày, các bác sĩ thông báo cho gia đình ông H. rằng ông đã bị giãn đồng tử, không còn khả năng cứu chữa và khuyên gia đình đưa ông H. về lo hậu sự.

Xác nhận với báo chí, ông Nguyễn Khoa Vũ, Giám đốc Phòng khám đông y Nguyễn Khoa, cho biết có xảy ra vụ việc ông V.H. bị bỏng khi xông hơi tại cơ sở. Nạn nhân không qua khỏi khi đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Ông Vũ cho biết, hôm xảy ra vụ việc vào ngày chủ nhật, phòng khám rất đông khách.

Sau khi được bắt mạch, ông H. lên phòng xông hơi điều trị. Khoảng 30 phút sau, một tiếng động lớn phát ra tại phòng xông hơi, nhân viên chạy lên và phát hiện nạn nhân nằm bất động trong phòng.

Khi đưa ra ngoài, người ông H. bị bỏng phần ngực, đùi và được cơ sở gọi taxi đưa đi Bệnh viện huyện Nhà Bè cấp cứu. Nạn nhân tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị và được bác sĩ cho về nhà vì không còn khả năng cứu chữa.

Trao đổi với phóng viên về tình trạng bỏng khi đi xông hơi, BS Nguyễn Thống, nguyên trưởng Khoa Bỏng BV Xanh Pôn cho biết, xông hơi là dùng nước (có thể nước thảo dược, nước lá…) làm ấm, nóng cơ thể.

“Những trường hợp bị bỏng khi đi xông hơi là do không kiểm soát được nhiệt độ của hơi nóng. Theo đó, có thể bị bỏng trực tiếp hơi nóng từ vòi hơi lên trên 44 độ C. Hoặc hơi nóng từ vòi ra quá nhiều lại ở trong buồng kín với thời gian dài nên nhiệt độ trong buồng xông lên quá cao (trên 44 độ C) lúc nào mà người xông không biết”, BS Thống thông tin.

Bỏng do xông hơi thường ở diện rộng, hay ở vùng mặt cổ nên BS Thống cho rằng cũng rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời nó rất dễ để lại di chứng, hình thành những sẹo rất xấu. Thậm chí không chỉ xông hơi mà nhiều trường hợp giác hơi cũng bị bỏng.

Ông cho biết mới đây, ông cũng điều trị cho một bệnh nhân bị bỏng do xông hơi. Người đàn ông đến viện với toàn bộ da mặt xưng phồng, rỉ nước… Hoặc một trường hợp người nước ngoài cũng bị phồng rộp toàn bộ phần lưng. Nguyên nhân là do vị khách Tây này bị bỏng khi đi giác hơi.

“Có thể t.ử v.ong do bỏng khi xông hơi. Nhưng trường hợp bệnh nhân 65 t.uổi ở TP Hồ Chí Minh, tôi không có đủ dữ liệu để kết luận có phải t.ử v.ong do bỏng khi xông hơi hay không?. Vì điều này còn phụ thuộc vào mức độ bỏng, vào bệnh lý nền trước đó của bệnh nhân có hay không và tiếng động trong phòng xông hơi mà mọi người nghe thấy là tiếng động phát ra từ đâu?”, BS Thống cho biết.

Đồng tình với nhận định này, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội) cũng cho rằng, đây là trường hợp bị bỏng trong phòng kín có thể do khí nóng hoặc hơi nóng gây nên. Do đó, bệnh nhân không chỉ bị bỏng ngoài da mà còn có thể bị cả bỏng hô hấp.

“Trong khi đó, tại phòng xông hơi cũng phát ra tiếng động nên không biết cụ thể như thế nào. Liệu có kết hợp giữa bệnh lý nền của bệnh nhân nữa hay không?”, TS Hoàng Thanh Tuấn nêu vấn đề.

Các chuyên gia khuyến cáo, xông hơi là hình thức giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài làm việc vất vả, phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt.

Theo đó, xông hơi khiến cơ thể ra nhiều mồ hồi đồng thời tác động đến âm huyết và dương khí. Nếu xông hơi quá lâu sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe như ngột ngạt, thiếu oxy, mệt mỏi, chóng mặt.

Các chuyên gia khuyên rằng thời gian tối đa để xông hơi mỗi lần là từ 10 – 15 phút, mỗi tuần từ 1 – 2 lần và chỉ nên tắm sau khi xông ít nhất 6 tiếng. Không xông hơi khi cơ thể đang yếu.

Người đã uống rượu bia đi xông hơi rất nguy hiểm, vì các mạch giãn căng có thế gây tụt huyết áp, phải đi cấp cứu. Người sốt cao lâu ngày, ăn uống kém, suy nhược, âm chất kém… không nên xông hơi.

Người có bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành tim, rối loạn nhịp tim, t.iền sử đã mắc đột quỵ não hoặc nhồi m.áu cơ tim…), người đang bị sốt cao hay đang mắc các bệnh da liễu, phụ nữ đang mang thai và đang hành kinh, người có thể chất quá suy nhược và già yếu, say rượu, ăn quá no hoặc đang quá đói…

Đặc biệt, người bị bệnh về tim mạch, da liễu không được vào phòng xông hơi. Người cơ thể mỏi mệt, vừa tập thể dục, vận động nhiều thì nên nghỉ ngơi, không nên vào phòng xông hơi ngay. Nếu đang mang thai, bị bệnh huyết áp, tim mạch và hen suyễn thì chớ xông hơi.

Để không bị bỏng, BS Nguyễn Thống khuyến cáo, người xông hơi phải kiểm soát được nhiệt độ và nghe ngóng sức khoẻ bản thân. Khi cảm thấy không thoải mái, hơi nước quá nóng cần phải nhanh chóng tìm cách thoát ra khỏi vùng nguy hiểm bằng cách gọi nhân viên phục vụ để được can thiệp kịp thời…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *