Bảng hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP yêu cầu những gì?

bang hieu quay thuoc dat chuan gpp yeu cau nhung gi 675699a398be4

Quy trình thiết kế một quầy thuốc đạt chuẩn GPP bao gồm các tiêu chí từ việc thiết kế bảng hiệu, nội thất, cho đến cách sắp xếp nội thất. Thiết kế bảng hiệu có khó hay không? Làm thế nào để vừa có thể thiết kế được bảng hiệu quầy thuốc đẹp mắt, thu hút lại vừa đạt chuẩn GPP? Đến với bài viết sau đây, Giá thuốc Hapu sẽ cung cấp cho bạn những nguyên tắc để thiết kế bảng hiệu.

1. Quầy thuốc có cần bảng hiệu hay không?

quầy thuốc có cần bảng hiệu hay không

Quầy thuốc là nơi được mở ra để phục vụ nhu cầu về sức khỏe của con người. Song hành với mục đích “chữa bệnh- cứu người”, quầy thuốc cũng hoạt động dựa trên mục tiêu lợi nhuận. Muốn đạt được cả hai mục tiêu trên, đòi hỏi quầy thuốc phải được nhiều người biết đến. Quầy thuốc phải làm cách nào đó để ngay cả những người dân qua đường cũng có thể nhận thấy mình. Bảng hiệu quầy thuốc sẽ giúp thực hiện điều đó.

Bảng hiệu được xem như là bộ mặt của quầy thuốc. Trên đó sẽ cung cấp cho người qua đường những thông tin cơ bản nhất của cơ sở kinh doanh, để khách hàng biết rằng đây là địa điểm kinh doanh bán lẻ thuốc.

Các biển hiệu thu hút, bắt mắt sẽ làm cho cả quầy thuốc của bạn trở nên nổi bật hơn, được nhiều người chú ý hơn từ đó gián tiếp làm tăng doanh số. Chính vì thế, việc thiết kế bảng hiệu quầy thuốc cũng cần phải được đầu tư kỹ càng.

2. Những quy định để thiết kế bảng hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP

những quy định để thiết kế bảng hiệu quầy thuốc đạt chuẩn gpp

Đối với quầy thuốc đạt chuẩn GPP, việc thiết kế bảng hiệu cũng yêu cầu đạt các tiêu chuẩn của GPP. Sau đây là một số quy định quan trọng trong việc làm biển hiệu quầy thuốc:

  • Bảng hiệu có dạng hình chữ nhật với chiều rộng ít nhất là 40 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng.
  • Khi làm tên của quầy thuốc, phải để ở kích cỡ gấp 4 lần so với những chữ khác xuất hiện trong biển quảng cáo. Điều này sẽ giúp cho tên thương hiệu trở nên nổi bật hơn, giúp khách hàng có thể dễ nhớ, dễ phân biệt được với những quầy thuốc khác.
  • Mỗi quầy thuốc cũng nên thiết kế một logo riêng cho thương hiệu của mình. Logo thường được đặt ở khoảng trống trên cùng của biển hiệu, góp phần tạo thêm nét riêng cho cửa hàng, gây ấn tượng đối với khách hàng. Bạn có thể thiết kế các mẫu logo đơn giản dựa trên những hình ảnh tượng trưng của y dược như viên thuốc, chiếc lá, trái tim, ống nghe nhịp tim,… Hoặc nếu cảm thấy việc sáng tạo khó khăn, bạn có thể tìm tới những nơi chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế, tuy nhiên sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn.
  • Bảng hiệu quầy thuốc cần được thiết kế cùng với màu sắc chủ đạo của toàn bộ quầy thuốc để tạo ra hiệu ứng đồng nhất, tránh gây ra sự rối mắt. Quầy thuốc thường sử dụng các gam màu phổ biến như trắng, xanh lá, xanh dương trong thiết kế. Bạn cũng có thể kết hợp những màu sắc khác như vàng, nâu,… để tạo sự sinh động, nổi bật. Tuy nhiên bạn cần phải nắm được các nguyên tắc kết hợp màu sắc để không tạo ra sự nhiễu loạn đối với thị giác.
  • Nên ưu tiên những phông chữ đơn giản, dễ nhìn mà vẫn không thiếu phần trang trọng. Không nên “sáng tạo” bằng việc đưa những phông chữ uốn lượn vào bảng hiệu vì nó có thể gây ra tác dụng ngược, làm cho khách hàng thấy khó chịu khi đọc.  

3. 3 Tips đặt tên quầy thuốc nhanh chóng, ý nghĩa

03 tips đặt tên quầy thuốc nhanh chóng ý nghĩa

Cái tên sẽ là thứ đi theo quầy thuốc của bạn lâu dài nhất, là yếu tố tiên quyết để tạo nên thương hiệu. Chính vì vậy, việc đặt tên quầy thuốc cần phải được chắt lọc kỹ càng. Bài viết sẽ gợi ý cho bạn một số cách đặt tên quầy thuốc thông dụng nhất, hi vọng bạn sẽ có được một cái tên đẹp để treo trên bảng hiệu quầy thuốc:

  • Đặt theo tên của chủ quầy thuốc: đây là cách đặt tên thông dụng và phổ biến nhất đối với tất cả các loại hình kinh doanh. Bạn có thể lấy ngay tên của mình để đặt cho quầy thuốc. Mặc dù là cách đặt tên đơn giản nhưng lại có tác động rất lớn tới việc định hình thương hiệu. Cách này vừa giúp đồng nhất thương hiệu cá nhân với cửa hàng, tăng độ nhận diện, vừa tăng giá trị thương hiệu của cả hai bên.
  • Đặt tên với ngụ ý mang lại những điều tốt lành cho sức khỏe: mục đích của ngành y dược chính là phục vụ nhu cầu sức khỏe của người dân. Việc đặt những cái tên mang thông điệp về sự sống, gửi gắm hy vọng sống sẽ khiến khách hàng vô thức tin tưởng và có cảm tình. Rất nhiều quầy thuốc đã sử dụng cách đặt tên này với những cái tên ý nghĩa như: Bình An, Tâm Bình, Hạnh Phúc, Hy Vọng,…
  • Đặt tên theo tên địa danh: một cách đặt tên khác cũng phổ biến không kém chính là đặt tên theo địa chỉ mà bạn mở quầy thuốc kinh doanh. Những cái tên này sẽ giúp khách hàng của bạn ghi nhớ dễ dàng hơn về địa chỉ của hiệu thuốc. Có thể kể đến như: quầy thuốc Vĩnh Phúc, quầy thuốc số 10 Đường Tây Sơn, quầy thuốc Long Biên,…

4.  Một số lưu ý khác

một số lưu ý khác

Ngoài những chú ý về mặt thiết kế ở trên, muốn tạo ra được một bảng hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP, bạn còn cần phải chú ý những điều PHẢI làm và KHÔNG được làm.

Những điều PHẢI làm:

  • Trên mẫu biển phải có tên của dược sĩ phụ trách chuyên môn, có số giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Phải có những thông tin liên hệ cơ bản và cần thiết nhất để khách hàng có thể dễ dàng liên lạc như: số điện thoại, email, website,…;
  • Phải có địa chỉ, vị trí cụ thể của quầy thuốc;
  • Phải có chữ “đạt chuẩn GPP” nếu quầy thuốc của bạn đã đạt được chứng nhận này.

Những điều KHÔNG được làm:

  • Không được đặt tên quầy thuốc theo tên của cơ quan, đơn vị. Đây có thể coi là hành vi lợi dụng uy tín;
  • Không được dùng logo là chữ thập đỏ. Chỉ những cá nhân, tổ chức được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được phép sử dụng.

Nắm được những nguyên tắc, lưu ý quan trọng trong việc làm bảng hiệu quầy thuốc, hy vọng bạn sẽ có được cảm hứng thiết kế, tạo ra một biển hiệu thật thu hút mà vẫn đạt chuẩn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Website giathuochapu.com hoặc Fanpage Giá thuốc Hapu để được giải đáp 1 cách nhanh chóng nhé!  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *