Bị nấm tai do lấy ráy ở tiệm cắt tóc

Người đàn ông, 30 t.uổi, thường nhờ người lấy ráy tai khi đi cắt tóc, nhập viện do ngứa tai nặng và nghe kém.

Người bệnh cho biết thường xuyên lấy ráy tai vì cảm thấy dễ chịu. Đầu tháng 1, anh bị ngứa tai nhiều, thường xuyên tự ngoáy tai nhưng triệu chứng ngứa không giảm mà nặng hơn từng ngày. Một, hai ngày sau, tai đau nhức, đau nặng hơn khi nhai hoặc ngáp, kèm theo cảm giác đầy tức, nghe kém.

Ngày 4/1, anh tới Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương khám, bác sĩ chẩn đoán bị nấm tai. Ống tai ngoài bị những mảng màu xám, đen và trắng lấp đầy. Trên các mảng có sợi bào tử nấm mọc tương tự đám mạ và có mùi hôi khó chịu. Ở vành tai của anh cũng có các vảy tương tự.

Theo bác sĩ điều trị, nguyên nhân gây nấm ống tai nặng là việc thường xuyên lấy ráy, vệ sinh tai sai cách ở hàng cắt tóc. Các bác sĩ đã lấy mẫu vảy ở tai để soi tươi và nuôi cấy nhằm xác định loại nấm gây bệnh, từ đó kê thuốc điều trị.

Bác sĩ cảnh báo thói quen lấy ráy tai, vệ sinh tai bằng tăm bông hoặc que lấy ráy không hợp vệ sinh rất nguy hiểm. Có trường hợp sử dụng tăm bông để lấy ráy, vô tình đẩy ráy tai sâu vào trong gây bít tắc, phải lấy từng phần ráy tai bằng dụng cụ chuyên biệt trong nhiều ngày, song không thể lấy hết. Một số người bệnh sử dụng sai dụng cụ để lấy ráy vô tình gây nấm, n.hiễm t.rùng, thủng màng nhĩ.

Ráy tai là lớp bảo vệ thính lực tự nhiên, cản vi khẩn xâm nhập vào tai. Lớp màng ráy này không cần lấy ra thủ công mà sẽ tự rơi ra ngoài. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không tự lấy ráy tai. Trong trường hợp ráy tai quá nhiều và không tự đào thải, người dân cần đến bác sĩ khám để được xử trí bằng biện pháp chuyên biệt, an toàn.

bi nam tai do lay ray o tiem cat toc 50d 5491695

Hình minh họa lấy ráy tai bằng tăm bông. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đây là lý do không sử dụng bông tăm ngoáy tai cho trẻ

Theo các bác sĩ, việc sử dụng bông tăm, dụng cụ lấy ráy tai có thể là thủ phạm khiến hàng ngàn người nhập viện mỗi năm.

Nhập viện vì lấy ráy tai

Theo một nghiên cứu mới, hơn 12.000 t.rẻ e.m cần được điều trị tại bệnh viện sau khi sử dụng các vật dụng đặt vào tai mỗi năm.

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc ở Hoa Kỳ cho thấy trong khoảng thời gian 21 năm từ năm 1990 đến năm 2010, đã có khoảng 263.000 t.rẻ e.m được điều trị tại bệnh viện vì các chấn thương liên quan đến vật dụng đặt vào tai, khoảng 12.500 t.rẻ e.m mỗi năm, 34 trường hợp mỗi ngày.

Ở Anh, có khoảng 7.000 người được điều trị cho các trường hợp cấp cứu vì vật dụng đặt vào tai mỗi năm.

Các chấn thương phổ biến nhất trong ngoáy tai là dị vật tai, cảm giác có thứ gì đó bị mắc kẹt trong tai (30%), thủng màng nhĩ (25%) và chấn thương mô mềm (23%). Một số ít trường hợp gây tổn thương chuỗi xương con trong tai, trong đó, rất hiếm sẽ tổn hại cho xương bàn đạp, từ đó có thể gây ra vấn đề về thăng bằng. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp có thể dẫn đến mất hoàn toàn thính giác.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt, việc dùng bông tăm, các dụng cụ lấy ráy tai là nguyên nhân dẫn tới các chấn thương tai ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng thủng màng nhĩ do bông tăm, dụng cụ lấy ráy tai.

day la ly do khong su dung bong tam ngoay tai cho tre 3fc 5331555

Đây là lý do không sử dụng bông tăm ngoáy tai cho trẻ

Tai là một khu vực cực kỳ nhạy cảm, nên khi đưa một vật thể lạ vào tai nếu không cẩn thận có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, đôi khi còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác.

PGS An cho biết phần lớn chấn thương tai khi ngoáy tai xảy ra do sử dụng tăm bông để làm sạch tai (73%), chơi với tăm bông (10%) hoặc bị ngã khi có tăm bông trong tai (9%). Trong đó, hầu hết các thương tích xảy ra khi t.rẻ e.m đang tự sử dụng tăm bông (77%).

PGS An từng cấp cứu 1 bệnh nhi 3 t.uổi thường được mẹ lấy ráy tai bằng bông tăm. Khi nhìn thấy hộp bông tăm, bệnh nhi đã lấy và cho vào tai. Trong lúc vui chơi, cháu bé bị ngã và chiếc tăm bông xuyên thủng mang nhĩ.

day la ly do khong su dung bong tam ngoay tai cho tre b7a 5331555

PGS An khám cho bệnh nhi

Bác sĩ An cho biết còn có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, tổn thương màng nhĩ, chuỗi xương con hoặc tai trong có thể dẫn đến chóng mặt, các vấn đề về thăng bằng và mất thính lực không hồi phục.

Ráy tai có phải bẩn

PGS An cho rằng nhiều người quan niệm ráy tai bẩn nhưng thực chất ráy tai lại có nhiều tác dụng.

Ráy tai có tác dụng làm sạch, bảo vệ, bôi trơn ống tai. Ráy tai được tạo thành ở 1/3 ngoài ống tai là nơi ống tai có 1 lớp da bao phủ với các tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến ráy tai và lông, cũng chính hệ thống lông ở đây sẽ giúp tai tự làm sạch ráy.

Trong ống tai, chỗ nối 1/3 ngoài và 2/3 trong của ống tai chính là vị trí hẹp nhất, dễ mắc kẹt dị vật, dễ tổn thương nhất. Do đó việc sử dụng tăm bông để ngoáy làm sạch không chỉ đẩy ráy tai vào gần màng nhĩ, mà còn có nguy cơ gây thương tích cho tai từ nhẹ đến nghiêm trọng. Làm sạch quá mức tai của bạn, nó có thể gây kích ứng ống tai và dễ bị n.hiễm t.rùng.

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ khoảng 1/10 t.rẻ e.m và 1/20 người lớn bị tích tụ ráy tai quá mức thì cần sự can thiệp của nhân viên y tế.

Bác sĩ có thể làm sạch tai bằng một kĩ thuật sử dụng ống tiêm bơm nước vào tai để đẩy ráy tai trôi ra ngoài theo nước.

Ngoài ra, có thể các bác sĩ sử dụng một thiết bị nhỏ để hút ráy tai ra khỏi tai dưới hướng dẫn của nội soi hoặc kính hiển vi.

Nếu cần lấy ráy tai, bác sĩ An khuyến cáo có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp tự vệ sinh thông thường, chẳng hạn như các loại thuốc nhỏ làm tan ráy tai, các cách tự rửa tai an toàn nhẹ nhàng tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *