Bác sĩ cho biết vì bị sặc nên sữa đã tràn vào trong phổi khiến cậu bé ngừng thở dẫn đến thiếu oxy và tim đã ngừng đ.ập.
Vừa qua, chị Tonicha và anh David, sinh sống tại Grantham, Lincolnshire (Anh), đã khóc cạn nước mắt khi bác sĩ thông báo vào nói lời tạm biệt với con trai Bertie Spencer (17 ngày t.uổi). Cậu bé có thể sẽ không qua khỏi vì bị sặc nên sữa đã tràn vào trong phổi khiến cậu bé ngừng thở dẫn đến thiếu oxy và tim đã ngừng đ.ập 3 lần.
Nhưng thật kỳ diệu, sau đó nhịp tim của đ.ứa t.rẻ đã tăng lên và chống lại mọi khó khăn, Bertie đã quay trở về với cha mẹ.
Chị Tonicha vừa khóc vừa nói: “Bạn sẽ không thể hiểu được cảm giác mà vừa nói lời ly biệt thì con quay trở lại. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn vì Bertie đã vượt qua tất cả. Chúng tôi không thể tin được rằng một lần nữa chúng tôi sẽ lại được ôm con. Tôi nợ các bác sĩ rất nhiều vì họ đã cứu con của tôi. Nhờ có họ, chúng tôi mới được tiếp tục được nhìn con lớn lên”.
Bertie đã ngưng tim 3 lần do sữa tràn vào phổi khi bị sặc sữa.
Kể về sự việc đã xảy ra, chị Tonicha chia sẻ Bertie sinh ra là một đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh. Khi được 17 ngày t.uổi, cậu bé bị sặc sữa trong khi bú bình. Điều này khiến b.é t.rai khó chịu nhưng bà mẹ này lại không quan tâm lắm.
Khoảng 30 phút sau, đ.ứa t.rẻ trở nên tím tái. “Tôi bắt đầu lo lắng và liên tục nói với David rằng con có gì đó không ổn. Chúng tôi gọi xe cấp cứu. Nhân viên y tế đến và ngay lập tức họ bảo là Bertie cần được cấp cứu gấp. Lúc đó chúng tôi mới biết mức độ nguy hiểm của việc sặc sữa”, bà mẹ 2 con kể.
Tim Bertie ngừng đ.ập 3 lần, bác sĩ nói người nhà vào nói lời tạm biệt với bệnh nhi
Xe cứu thương đưa mẹ con chị Tonicha đến Trung tâm Y tế Queen. Tại đây, các bác sĩ nói rằng do sữa chảy vào phổi nên đã khiến đ.ứa t.rẻ không thể thở được, dẫn đến não bị thiếu oxy, rồi bị ngưng tim.
Bà mẹ 2 con kể tiếp: “Tất cả mọi thứ lúc đó như một thước phim hành động. Tôi bị đẩy ra khỏi phòng ngay khi có khoảng 15 bác sĩ và y tá chạy vào. Tôi hoảng loạn vì tôi không biết chuyện gì đang xảy ra với con của mình. Tôi cứ lặp đi lặp lại câu hỏi ‘Liệu con còn sống không?’ nhưng không ai có thể trả lời tôi. Đó là khoảnh khắc đau đớn đầu tiên của tôi”.
Chị Tonicha đã khóc hết nước mắt khi nghe bác sĩ thông báo vào nói lời tạm biệt với con.
8 phút sau, bác sĩ thông báo tim của Bertie đã đ.ập trở lại, nhưng sau đó, tim của b.é t.rai lại tiếp tục ngừng đ.ập thêm 2 lần nữa. Một y tá nói với gia đình bệnh nhi rằng các bác sĩ cho phép người nhà vào nói lời tạm biệt với con. Chị Tonicha chia sẻ: “Đó là địa ngục. Tôi không thể tin được những gì đang diễn ra. Tôi bị kích động. Tôi bị sốc nặng.
Lúc tôi vào, Berti đang nằm trên giường, nhỏ bé và trần trụi, với dây điện nhằng nhịt được dùng làm hô hấp nhân tạo xung quanh. Tôi biết mặc dù con bất tỉnh và không hiểu điều mẹ nói, nhưng bản năng mách bảo tôi rằng hãy nói chuyện với con”.
Và điều kỳ diệu đã xảy ra, khi nghe giọng nói của mẹ, tim của b.é t.rai đã đ.ập trở lại và tăng dần lên.
Vượt qua cửa tử, Berti trở về nhà và lại làm một cậu bé vui vẻ
Sau khi tỉnh lại và trải qua 6 giờ nằm trong phòng cấp cứu, Bertie đã được chuyển qua phòng chăm sóc đặc biệt – nơi cậu bé đã dành 5 ngày để ổn định sức khỏe.
Bà mẹ 2 con cho biết: “Tôi cứ liên tục hỏi bác sĩ con tôi có ổn không. Sau 5 ngày, bác sĩ nói rằng tôi sẽ có thể mang con trai về nhà. Nhưng trước đó, con cần phải trải qua các cuộc kiểm tra tổng quát”.
Kết quả chụp MRI cho thấy não của Bertie đã bị thiếu oxy trong một thời gian dài nên có một số dây thần kinh điều khiển sự chuyển động bị tổn thương. Bác sĩ bảo có thể b.é t.rai sẽ bị bại não, khó đi lại hoặc nói chuyện, nhưng đó chỉ là dự đoán, thời gian sẽ trả lời tất cả.
Ngoài ra, Bertie còn bị bỏng hóa chất nghiêm trọng ở vùng bẹn do trong lúc truyền thuốc khẩn cấp được đưa vào tĩnh mạch khi tim ngừng đ.ập đã bị rò rỉ lên da của bé. Ban đầu, bác sĩ lo ngại sẽ phải cắt cụt chân phải của đ.ứa t.rẻ, nhưng rất may, hóa chất chưa ảnh hưởng đến xương nên cậu bé chỉ cần phải ghép da và kiểm tra 2 lần/tuần.
Bây giờ Bertie đã mạnh khỏe, biết bú bình và mỉm cười mỗi ngày.
“Dù cho kết quả có ra sao đi nữa thì chúng tôi cũng đã rất hạnh phúc vì con còn sống. Các bác sĩ, y tá đã sinh ra Bertie một lần nữa. Mặc dù họ không nói bệnh bại não của con nghiêm trọng như thế nào, nhưng hiện giờ con tôi đang ổn. Con bắt đầu bú bình trở lại và mỉm cười mỗi ngày. Sau này không biết con đi lại như thế nào, song tôi cũng chỉ mong con đi lại như một đ.ứa t.rẻ bình thường khác. Nhìn Bertie bây giờ, bạn sẽ không bao giờ biết con đã từng trải qua những giờ khắc sinh tử như thế nào. Con đúng là một phép màu”, chị Tonicha vui mừng cho biết.
Sặc sữa nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh bị sặc sữa?
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa trào ngược vào đường hô hấp, khiến trẻ bị sặc sụa, tím tái do bị khó thở.
Nguyên nhân của sặc sữa thường là do trẻ bú không đúng tư thế, cho trẻ bú khi con đang khóc hoặc đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều hay núm vú cao su có lỗ thông quá rộng làm cho sữa chảy ồ ạt cùng một lúc làm trẻ không nuốt kịp.
Để tránh trường hợp trẻ bú bị sặc sữa, cha mẹ nên lưu ý:
– Khi cho con bú, nên bế trẻ ở tư thế thoải mái, đầu ở vị trí cao hơn cơ thể. Không bao giờ để bé tự bú một mình hay vừa cho con bú vừa ngủ.
– Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho bú ngay.
– Trong trường hợp trẻ bú mẹ mà sữa mẹ chạy xuống rất nhiều, trẻ không kịp nuốt thì mẹ có thể vắt bớt sữa ra rồi mới cho bé bú.
– Với những trẻ bú bình, cha mẹ cần lựa cho con loại núm phù hợp với lứa t.uổi. Không nên đục đầu lỗ núm ti quá rộng. Khi cho trẻ bú cần nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông hơi, giúp trẻ không mút nhiều không khí vào bụng.
Đặc biệt, sau khi trẻ đã bú no, không nên đặt con nằm ngay xuống giường hoặc nôi. Thay vào đó, cha mẹ nên bế con thẳng đứng dựa vào vai hoặc ngực của mình trong khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn để con ợ hơi. Đặc biệt tránh thay đổi tư thế đột ngột dễ làm sữa bị trào ngược khiến trẻ bị sặc.
Cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở do “ho ra m.áu sét đ.ánh”
Bệnh nhân 65 t.uổi bị ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn do “ho ra m.áu sét đánh” được các bác sĩ cứu sống.
Các bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: BV quận Thủ Đức
Theo đó, bệnh nhân V.T. T. T (65 t.uổi) nhập viện Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM, trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn. Được biết, bệnh nhân T. sau một cơn ho dữ dội, m.áu từ mũi và miệng ồ ạt ộc ra ngoài khiến bệnh nhân hôn mê và ngừng thở. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp ngừng hô hấp do “ho ra m.áu sét đánh”.
Bệnh nhân lập tức được tiến hành hồi sức và khai thông đường thở bằng cách đặt ống nội khí quản, thở máy xâm lấn để cấp cứu ban đầu.
Ths.Bs. Phan Anh Dũng, Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, bệnh nhân T. có t.iền sử lao phổi đã 20 năm gây ra kén khí, giãn phế quản mãn tính. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị bạch cầu mạn, phải điều trị bằng thuốc hoá trị Imatinib lâu dài. Trường hợp của bệnh nhân rất phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giãn phế quản gây vỡ động mạch phế quản, tạo ra cơn ho ra m.áu dữ dội.
Trước tình trạng khẩn cấp, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt. Trong vòng 15 phút, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa đã có mặt để hội chẩn và đưa ra hướng xử lý cứu sống người bệnh.
Sau khi xem xét, đ.ánh giá tình hình, các bác sĩ quyết định sẽ can thiệp xử lý xuất huyết do vỡ động mạch bằng kỹ thuật nút tắc động mạch phế quản cầm m.áu BAE dưới sự hướng dẫn của màn hình tăng sáng của máy chụp mạch số xóa nền (DSA) đối với bệnh nhân. Sau 1 tiếng can thiệp, các mạch m.áu động mạch phế quản gây tình trạng xuất huyết đã được nút lại kịp thời. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và tiếp tục được điều trị, theo dõi.
Theo bác sĩ, “ho ra m.áu sét đánh” là bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như sét đ.ánh, m.áu có thể ộc ra ồ ạt không cầm được, m.áu c.hảy đóng đông thành từng cục gây bít tắc đường thở, chỉ sau một vài phút sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp, trụy tuần hoàn và có thể t.ử v.ong ngay sau đó. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân bị các vấn đề về phổi, là hiếm gặp và có tỷ lệ t.ử v.ong trên 90%.