Cẩn thận nhiễm nấm đen cả năm dễ lầm thành bớt sắc tố

Trẻ xuất hiện các thương tổn nâu đen ở lòng bàn tay, lòng bàn chân kéo dài, cha mẹ tưởng bớt sắc tố, nhưng khi khám da liễu thì phát hiện nhiễm nấm đen.

    can than nhiem nam den ca nam de lam thanh bot sac to c46 5247568

    Nhiễm nấm đen ở lòng bàn tay phải khá lâu nhưng cha mẹ cứ nghĩ con bị bớt sắc tố. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

    ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Trưởng Khoa Thẩm Mỹ Da Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, ban đầu gia đình nghĩ đây là bớt sắc tố, nên đưa trẻ đến khoa Thẩm Mỹ Da với mong muốn xóa hết bằng laser. Thậm chí nhiều trường hợp đã điều trị laser ở bên ngoài nhiều lần nhưng bệnh không giảm, các thương tổn ngày càng đậm và lan rộng.

    Mới đây nhất là một b.é t.rai sinh năm 2015, ngụ tại TP.HCM được cha mẹ đưa đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM sau thời gian dài xuất hiện vệt đốm nâu ở lòng bàn tay phải mà không hết. Qua trao đổi, thăm khám, làm xét nghiệm kiểm tra, các bác sĩ nhận định trường hợp này là nhiễm nấm đen lòng bàn tay.

    Với chẩn đoán và điều trị kháng nấm phù hợp, các thương tổn nâu đen này biến mất sau 2-3 tuần.

    can than nhiem nam den ca nam de lam thanh bot sac to 89a 5247568

    Sau điều trị 2 tuần, các tổn thương ở lòng bàn tay đã hết dần.

    Theo bác sĩ Ánh Tú, bệnh nấm đen do một loại nấm men tên là Hortae werneckii gây ra. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m nhiều hơn người lớn, biểu hiện bởi những dát màu nâu đen hình dạng không đều, giới hạn tương đối rõ, không kèm theo triệu chứng đau rát hay ngứa ngáy, ở một bên lòng bàn tay, cũng có thể gặp ở lòng bàn chân hoặc hiếm hơn ở cả hai bên.

    Bệnh nấm đen không lây trực tiếp từ người sang người. Thường có những yếu tố thuận lợi dễ nhiễm nấm Hortae werneckii như tăng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân làm da luôn ẩm ướt hoặc khi sự toàn vẹn của da không còn do bị chấn thương hay mắc một số bệnh lý làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Nếu không điều trị, bệnh thường diễn tiến mạn tính, không tự hồi phục.

    “Khi phát hiện con em mình xuất hiện các thương tổn sắc tố trên da, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh làm thương tổn kéo dài”, bác sĩ Ánh Tú khuyến cáo.

    Phát ban ở bàn chân có thể là dấu hiệu của cơn đau tim c.hết người

    Các triệu chứng của cơn đau tim bao gồm khó thở, đau ngực dữ dội và cảm thấy như bị bệnh.

    phat ban o ban chan co the la dau hieu cua con dau tim chet nguoi bfe 5157367

    Một trong những dấu hiệu cảnh báo chính của cơn đau tim là sự đổi màu không rõ nguyên nhân trên bàn chân – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

    Phát ban bất thường ở lòng bàn chân, lòng bàn tay

    Tuy nhiên, có một triệu chứng kỳ lạ là: phát ban bất thường ở bàn chân cũng có thể cảnh báo nguy cơ bị nhồi m.áu cơ tim và cơn đau tim c.hết người, theo Express.

    Một trong những dấu hiệu cảnh báo chính của cơn đau tim là sự đổi màu không rõ nguyên nhân trên bàn chân.

    Theo Viện Da liễu Mỹ, sự đổi màu thường xuất hiện dưới dạng một nhóm các đốm màu nâu hoặc đỏ.

    Các nốt này, thường hoàn toàn không đau, có thể giống như những vết bầm tím lớn bên dưới da.

    Các nốt ban đỏ thường được phát hiện nhiều nhất ở lòng bàn chân, mặc dù cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, theo Express.

    Phát ban này là biểu hiện của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (Janeway), thường là dấu hiệu viêm ở tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    Viện Da liễu Mỹ cho biết: Các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện trên da và móng tay, đó là lý do tại sao bác sĩ da liễu thường là người phát hiện ra bệnh tim ở bệnh nhân.

    Sự đổi màu hơi nâu hoặc hơi đỏ, thường ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay có thể báo hiệu viêm ở tim hoặc viêm mạch m.áu.

    Những nốt này không đau, sẽ khỏi mà không cần điều trị, thường là trong vài ngày hoặc vài tuần.

    Tuy nhiên, cần phải điều trị tình trạng viêm.

    Các dấu hiệu của cơn đau tim phổ biến nhất

    Trong khi đó, các dấu hiệu của cơn đau tim phổ biến nhất bao gồm đau ngực dữ dội, đau lan tỏa ra cánh tay và đột ngột cảm thấy rất chóng mặt, theo Express.

    Thường xuyên bị khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

    Có thể giảm nguy cơ đau tim bằng cách thực hiện một số thay đổi nhỏ về chế độ ăn uống hoặc lối sống.

    Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ tích tụ chất béo trong động mạch.

    Đau tim là trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được cấp cứu ngay lập tức.

    Nếu nghi ngờ mình hoặc người thân bị cơn đau tim, cần gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Express.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *