Uống nước tinh khiết dài ngày, cơ thể sẽ thiếu vi chất, đào thải khoáng trong cơ thể. Vậy uống nước khoáng có tốt hơn không?
Ảnh minh họa.
Nước uống phải có vi chất
Hiện các sản phẩm nước tinh khiết, máy lọc nước tinh khiết (lọc nước RO) được quảng cáo rất nhiều. Người tiêu dùng lạc trong mê hồn trận, không biết sản phẩm nào là tốt, sử dụng như thế nào là an toàn. Trong khi đó, các quảng cáo chỉ với mục đích bán, không đưa ra khuyến cáo an toàn cho người dùng.
Nước uống không đơn giản là để thải độc mà phải cung cấp vi lượng và khoáng chất cho cơ thể. Nước tinh khiết không đảm nhận được chức năng này. Sử dụng nước tinh khiết lâu dài, khi cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vi lượng sẽ dẫn đến loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch.
Nước tinh khiết là nước sạch theo đúng nghĩa đen. Nhưng vì chúng không chứa bất cứ loại khoáng chất, nguyên tố vi lượng nào nên chúng không tốt cho cơ thể.
PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho rằng, nước tinh khiết đóng chai có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc thù như đi du lịch, phải di chuyển xa chứ không nên sử dụng nước uống tinh khiết thay thế nước uống thông thường.
Nếu lạm dụng sẽ làm cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vi chất. Trong khi đó, 50% lượng khoáng chất và vi chất của cơ thể là được lấy qua đường nước uống hàng ngày. Mỗi ngày, cơ thể dung nạp một lượng nước rất lớn qua đường uống, ăn. Nếu chỉ uống nước tinh khiết sẽ không có lợi cho cơ thể. Nước có lợi cho cơ thể sống phải có khoáng chất và vi chất.
Vậy, thay vì uống nước tinh khiết, nước đun sôi để nguội có lợi hơn không? Nước đun sôi để nguội có tốt hơn, an toàn hơn không lại phụ thuộc vào nguồn nước. Nếu nước máy hoặc nước ngầm khi đem đi đun sôi mà có tồn dư các thành phần kim loại nặng thì dù có đun sôi cũng không tốt cho cơ thể.
Ngược lại, nếu đã đảm bảo vệ sinh an toàn thì nước đun sôi để nguội sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng và khoáng chất cho cơ thể hơn là sử dụng hoàn toàn nước uống tinh khiết.
“Trường hợp không có nguồn nước an toàn để uống thì có thể dùng nước tinh khiết. Nhưng phải bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng bằng thuốc, hoặc bằng đường ăn uống khác. Nước đun sôi để nguội về nguyên lý chỉ diệt khuẩn, các thành phần khác có trong nước vẫn được giữ lại. Do đó, nếu nguồn nước sử dụng là an toàn thì dùng nước đun sôi để nguội uống sẽ tốt”, PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết.
Có nên dùng máy lọc nước bổ sung khoáng
Không khó để tìm một loại máy lọc nước với nhiều cấp lọc khác nhau, trong đó được quảng cáo là có bổ sung các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thị trường máy lọc nước chưa bao giờ phong phú như bây giờ với đủ loại công nghệ khác nhau.
Phổ biến nhất là máy lọc nước RO (với sản phẩm đầu ra là nước tinh khiết), sau đó, qua nhiều cấp lọc khác nhau, nước uống sẽ được bổ sung khoáng và các nguyên tố vi lượng được quảng cáo là tốt cho sức khỏe.
Máy lọc nước RO thông thường có 5 lõi lọc. Để bổ sung bù khoáng, người ta chế tạo thêm các cấp lọc khác để tạo ra khoáng. Đó là thông tin đọc được từ quảng cáo, còn thực tế, máy có bù khoáng thật không thì lại rất khó để có thể kiểm soát.
Bản thân người tiêu dùng khi mua máy lọc nước thường chỉ dựa trên thông tin được cung cấp từ phía đơn vị bán hàng chứ ít có hiểu biết rõ ràng về công nghệ cũng như các thuật ngữ chuyên ngành.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, thị trường cũng có một số loại nước uống đóng chai được quảng cáo là có bổ sung một số khoáng chất.
Tuy nhiên, nước khoáng này cũng không có tác dụng giống như nước khoáng trong tự nhiên do lượng khoáng bổ sung là khoáng nhân tạo, thành phần của chúng chắc chắn không thể so sánh với nước khoáng khai thác từ tự nhiên.
Còn nếu lạm dụng nước tinh khiết thì rất nguy hại cho người già và t.rẻ e.m vì t.rẻ e.m cần nhiều khoáng chất để phát triển, người già thì cơ thể hấp thụ kém.
Phổ dụng nhất và cũng rẻ t.iền nhất là nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên nước uống cũng cần được bảo quản tốt như thực phẩm. Nên đựng nước trong các chai đóng kín để vi khuẩn, vi trùng, bụi bẩn trong không khí thâm nhập vào. Nếu bảo quản tốt có thể để được vài ngày.
Nhiều người cẩn thận quá mức bằng cách mua nước đóng chai về rồi lại đun sôi lên cho chắc chắn là không cần thiết. Nước đóng bình đã qua lọc RO thì hết vi trùng, vi khuẩn, chất độc hại, cả muối khoáng, vi chất rồi. Các chất hóa học gần như không đổi.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, việc nhận biết cơ thể thiếu vi chất, khoáng chất do nước uống thường không rõ ràng, ít có dấu hiệu cụ thể. Không giống như các bệnh khác để có thể nhận thấy rõ ràng ngay. Do đó, tác hại của việc sử dụng nước tinh khiết, nước có bổ sung khoáng không đảm bảo, là từ từ, khó nhận biết, nên người tiêu dùng thường không để tâm.
Nước uống tốt nhất cho sức khỏe là khoáng tự nhiên với hàm lượng vừa đủ. Nó ngoài việc đạt tiêu chuẩn về độ sạch như nước tinh khiết thì nó còn phải bảo đảm bên trong có chứa một số khoáng chất như Natri, Canxi, Kali… có lợi ích với sức khỏe, hoặc hỗ trợ chữa bệnh.
Nếu không có điều kiện uống loại nước này thì nước sạch đun sôi để nguội là giải pháp tối ưu. Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại máy lọc nước công nghệ cao, nên tìm hiểu kỹ nguồn nước cấp, cấu tạo, cơ chế hoạt động của công nghệ lọc. Thường xuyên thay, rửa lõi lọc để đảm bảo không bị thẩm thấu ngược.
6 sai lầm khi pha sữa cho con nhiều cha mẹ hiện đại vẫn mắc phải mà không biết
Sữa bột là thức ăn chính của trẻ trong giai đoạn dưới 1 t.uổi, thế nhưng việc pha sữa bột thế nào cho đúng thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Những sai lầm trong cách pha sữa có thể khiến cho trẻ không có đủ chất dinh dưỡng, thậm chí là các nguy cơ sức khỏe khác.
Pha sữa cho con tưởng chừng là việc đơn giản, phải làm hàng ngày, thế nhưng vẫn có rất nhiều ông bà, cha mẹ mắc sai lầm. Thiếu kiến thức, pha sữa sai cách sẽ dẫn đến những kết quả không tốt cho sức khỏe của bé.
Dưới đây là những điều mà các bậc làm cha, làm mẹ nên lưu ý:
1. Đổ nước nóng vào nước lạnh để được nước ấm pha sữa
Chúng ta đều biết rằng nước pha sữa phải ở khoảng 40 – 50 độ, nước ấm vừa, không quá nóng, không quá lạnh. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là nước ấm thì không phải ai cũng biết. Rất nhiều bố mẹ đã làm cách đổ nước nóng vào nước lạnh, cảm thấy âm ấm là được.
Cách làm này hoàn toàn không chính xác, bởi việc nước lạnh để bên ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Cách làm đúng nhất là sử dụng nước đun sôi, để nhiệt độ nguội đến 40 – 50 độ C.
Không đổ nước lạnh vào nước nóng mà nên đun nước sôi, sau đó để nguội còn khoảng 40 độ dùng để pha sữa cho bé.
2. Pha sữa bằng nước khoáng
Nhiều mẹ nghĩ rằng nước khoáng, nước tinh khiết là loại nước sạch nhất, tốt nhất nên đã sử dụng để pha sữa cho con. Nhưng bạn cần hiểu rằng, nước tinh khiết là nước lọc đã qua khử trùng công nghiệp. Nước khoáng là nước uống có chứa chất khoáng như natri, kali, canxi, magie…
Không dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ.
Đúng như tên gọi của nó, nước tinh khiết chỉ chứa duy nhất chất dinh dưỡng là nước, là loại nước thông thường được khuyên dùng hằng ngày cho tất cả mọi người. Còn nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời mất nhiều mồ hôi, cần bù các chất điện giải.
Chính vì vậy, việc dùng nước khoáng pha sữa có thể khiến cơ thể trẻ thừa một số loại khoáng chất, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.
3. Đong thìa sữa không chuẩn
Nhiều bà mẹ vì muốn con ăn no sâu hơn, tăng cân tốt hơn nên đã cố tình pha thêm từ 1 đến 2 thìa sữa bột so với chuẩn của nhà sản xuất, một số bà mẹ tiếc t.iền sữa cho con nên pha loãng ra. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Trẻ sơ sinh dưới 1 t.uổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa nên nếu pha quá đặc có khi bé bị thiếu nước, nếu pha quá loãng, bé có thể sẽ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tỷ lệ chuẩn giúp bé hấp thụ một cách tốt nhất chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Phải sử dụng đúng thìa chuẩn của sữa để pha chuẩn tỷ lệ.
4. Pha sữa với nước trái cây
Nhiều người có thói quen pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ. Sai lầm này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do 1 số loại trái cây có tính axit (ví dụ cam, chanh, quýt, bưởi, xoài…).
Hơn nữa, khi pha sữa theo cách trên, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.
Tuyệt đối không pha sữa chung với nước ép hoa quả.
5. Để sữa nguội sau đó làm nóng lại
Sữa công thức đã pha, để nguội rồi tái đun sôi có thể làm thay đổi cấu trúc của các protein, vitamin, do đó mất đi giá trị dinh dưỡng.
Trong trường hợp sữa pha xong nhưng trẻ chưa ăn, mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ và sau đó nên bỏ đi, thay sữa mới. Đặc biệt, không được hâm nóng sữa cho trẻ bằng lò vi sóng. Nên sử dụng máy hâm sữa để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
Không được hâm nóng sữa cho trẻ bằng lò vi sóng. Nên sử dụng máy hâm sữa để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
6. Lắc sữa quá mạnh
Nhiều cha mẹ có thói quen lắc bình sữa thật mạnh khi pha với suy nghĩ làm vậy sữa sẽ tan hết nhanh và kỹ. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống phải sữa có nhiều bong bóng sẽ dẫn đến đầy hơi, nấc, trớ.
Cách pha sữa tốt nhất là sau khi thêm nước, sữa bột theo đúng tỷ lệ, mẹ dùng thìa khuấy thật nhẹ nhàng theo một chiều nhất định.
Minh Khuê (Tổng hợp)