Cô bé nghị lực chiến thắng căn bệnh suy tủy xương

Tuy mới lên 10 t.uổi nhưng em Trần Triệu Vân ở thành phố Cao Bằng đã chứng tỏ nghị lực sống kiên cường của mình khi vượt qua căn bệnh m.áu hiểm nghèo để trở lại với cuộc sống.

co be nghi luc chien thang can benh suy tuy xuong 06e 5496913

Hai bố con anh Trần Việt Thanh và bé Trần Triệu Vân tại bệnh viện Huyết học – Truyền Truyền m.áu Trung Ương

Có lẽ, căn bệnh suy tủy xương đã trở thành cơn ác mộng đối với những người không may mắn. Khi còn đang học lớp 4, lứa t.uổi học sinh vô tư cắp sách tới trường thì Vân lại phải chịu đựng biết bao đau đớn và phải rời xa bạn bè để trở thành “công dân” của bệnh viện.

Anh Trần Việt Thanh, bố của Trần Triệu Vân, cho biết, em sinh ra cũng khỏe mạnh như bao đ.ứa t.rẻ khác. Đến t.uổi đi học, em cũng như bạn bè cùng trang lứa phát triển bình thường và khỏe mạnh. Giữa năm 2019, khi đang học lớp 4, Vân có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, người và chân tay bị bầm tím nhiều chỗ. Cứ nghĩ con đi học bị va đ.ập do chạy nhảy vui chơi với bạn bè nên gia đình cũng không để ý.

co be nghi luc chien thang can benh suy tuy xuong 9b7 5496913

Nghị lực và sự kiên cường của con đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi để cùng chiến đấu, cùng vượt qua”, anh Thanh chia sẻ

Nhưng sau đó cứ thấy Vân ngày càng yếu đi, gia đình mới cho đi khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. Tại đây bác sĩ chuyên khoa II – Võ Thị Thanh Bình – Trưởng Khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền m.áu TW kết luận Vân bị thiếu m.áu không rõ nguyên nhân. Gia đình tiếp tục đưa con về Hà Nội để khám và kiểm tra kỹ càng. Tại bệnh viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, Vân được chẩn đoán bị suy tủy xương.

Không thể nói hết nỗi sợ hãi và bàng hoàng của gia đình em khi biết tin con mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Nhưng đứng trước sự gan dạ và nghị lực sống mãnh liệt của Vân, gia đình em lại có thêm nhiều hy vọng, quyết tâm đồng hành cùng con đến cùng để chiến thắng căn bệnh.

“Con rất ngoan và chịu đựng bệnh, khi chọc tuỷ hay khoan vào xương, con cũng cố nén không khóc. Hai lần chọc tuỷ và một lần khoan vào xương để lấy mẩu xương bằng cái đầu đũa mang đi xét nghiệm. Chọc tuỷ thì bác sĩ dùng kim to như kim đan chọc vào hông, rất đau nhưng con cũng im lặng. Con đã kiên cường như thế thì mình càng phải cố gắng không suy sụp, để khích lệ tinh thần cho con”, anh Thanh ngậm ngùi chia sẻ.

co be nghi luc chien thang can benh suy tuy xuong 83d 5496913

Bé Vân trong thời gian điều trị tại bệnh viện

Kể lại những ngày tháng Vân phải chiến đấu với bệnh tật, trái tim người cha không khỏi thắt lại. Có những lần Vân bị xuất huyết, miệng có những phỏng xuất huyết rất đau đớn, ăn uống khó khăn. Rồi cũng có những lần bị ra m.áu từ miệng, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra m.áu, cộng với những cơn đau từ tủy xương… Con đau một, cha mẹ đau mười. Anh Thanh chỉ mong có thể chịu đựng thay con. Vậy mà, hơn một năm qua, Vân đã chiến thắng căn bệnh, vượt qua những ngày ghép tế bào gốc, trở về với cuộc sống.

Anh Thanh cũng cho rằng con anh cũng may mắn hơn nhiều người bởi tìm được phương pháp phù hợp là ghép tế bào gốc để chiến thắng căn bệnh.

“Được biết Viện Huyết học – Truyền m.áu trung ương đã có bề dày 14 năm thực hiện nhiều ca ghép tế bào gốc cho nên tôi rất yên tâm và lựa chọn phương án này. Theo bác sĩ Bình, nếu chỉ điều trị bằng truyền m.áu, bệnh nhân không thể sống lâu. Phương pháp tốt nhất là ghép tế bào gốc tạo m.áu mới có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn. May mắn là chị gái của Vân phù hợp hoàn toàn về HLA với em nên Vân có cơ hội được cứu sống. Đến cuối tháng 3/2020, con được ghép tế bào gốc”, anh Thanh cho biết.

Trước khi ghép tế bào gốc, tuần nào Vân cũng phải truyền m.áu và tiểu cầu cho nên gần như phải ở lại bệnh viện, có về nhà cũng chỉ được mấy ngày là phải quay lại bệnh viện vì giảm tiểu cầu. Có một lần không kịp xuống bệnh viện nên Vân bị xuất huyết tiêu hoá, m.áu miệng chảy ra nhiều, đi ngoài ra phân đen. Khi ấy, gia đình rất hoảng loạn phải đưa Vân vào bệnh viện tỉnh để truyền m.áu trước khi đưa xuống Hà Nội. Từ lần thập tử nhất sinh ấy, gia đình lúc nào cũng phải sẵn sàng để đưa em đi viện, cuộc sống bị đảo lộn. Anh Thanh cảm thấy may mắn vì con được ghép tế bào gốc thành công để gia đình được trở lại cuộc sống trước kia.

Anh Thanh cho biết, hiện tại Vân đã đi lại bình thường, nhưng rất nhớ bạn bè, trường lớp, cứ đòi đi học lại, nhưng gia đình chưa cho đi vì muốn con có thời gian hồi phục. Em vẫn phải đi khám lại để điều chỉnh thuốc trong một thời gian nữa và phải có chế độ tẩm bổ sức khỏe để phục hồi hoàn toàn.

“Mong sao con sớm được đến trường và tiếp tục cuộc sống trẻ thơ như ngày nào. Nghị lực và sự kiên cường của con đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi để cùng chiến đấu, cùng vượt qua”, anh Thanh chia sẻ thêm.

‘Tôi khỏi ung thư m.áu nhờ tế bào gốc của anh trai’

Sau 12 năm được ghép tế bào gốc đồng loài, người đàn ông ở Lạng Sơn hiện khỏe mạnh, có cuộc sống hạnh phúc.

Ung thư là c.hết. Ung thư m.áu lại càng khó sống hơn. Đó là quan niệm phổ biến. Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh m.áu ác tính đã khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.

Bước ngoặt

Anh Lâm Tiến Bình (Lạng Sơn) là ví dụ điển hình. Trong buổi ra mắt Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội), anh Bình xuất hiện khỏe mạnh, rạng rỡ. Không ai nghĩ người đàn ông này từng mắc căn bệnh Lơ xê mi kinh (ung thư m.áu).

Năm 2008, sau 3 tháng điều trị, anh được các bác sĩ của Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương chỉ định ghép tế bào gốc. Nếu chậm, tính mạng của anh sẽ gặp nguy hiểm.

Anh Bình là ca ghép đồng loài đầu tiên được thực hiện tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương và là trường hợp thứ 3 tại Việt Nam. Bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, kể ê-kíp bác sĩ đã cân não trước ca ghép đầu tiên này với nguồn tế bào gốc được cho từ người anh trai ruột. Nguy cơ thải ghép rất cao. Lúc đó, Việt Nam chưa từng triển khai ca ghép tế bào gốc đồng loài nào.

“May mắn, ca ghép thành công. Điều đó đã đ.ánh dấu một kỷ nguyên mới, đưa ghép trở thành một phương pháp đầy triển vọng cho những người mắc bệnh m.áu tại viện”, bác sĩ Bình kể.

Anh Bình cho biết sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc tại viện, anh chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó đến nay, anh không phải điều trị thêm bất kỳ loại thuốc nào. Hiện tại, người đàn ông này khỏe mạnh bình thường và có cuộc sống hạnh phúc bên vợ con cùng công việc ổn định tại tỉnh Lạng Sơn.

toi khoi ung thu mau nho te bao goc cua anh trai 6b8 5480046

Anh Bình chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn của mình. Ảnh: Công Thắng.

“Tôi đã khỏi ung thư m.áu nhờ tế bào gốc của anh trai”, anh nói. Người đàn ông này chia sẻ bản thân cũng như những người đồng bệnh khi phát hiện mình mắc ung thư m.áu, không phải ai cũng vượt qua được. Bởi họ phải đối đầu với cuộc chiến khó khăn, khốc liệt cả về thể chất, tinh thần lẫn kinh tế và cơ hội để chữa trị thành công là điều không tưởng. Nhưng cuối cùng, anh đã có thể sống khỏe mạnh như bao người khác.

Theo trưởng khoa Ghép tế bào gốc, ở Việt Nam, các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đ.ánh giá cao. Tế bào gốc được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà trước đây chưa làm được như: Các bệnh m.áu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh…

Ghép tế bào gốc tạo m.áu là phương pháp điều trị triệt để nhất, giúp bệnh nhân mắc bệnh m.áu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh.

Bên nhau vượt qua “cuộc chiến sinh tử”

Kể từ năm 2006, khi ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên thành công, đến nay, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương đã thực hiện 445 ca ghép tế bào gốc, trong đó, 234 ca ghép tự thân, 211 ca ghép đồng loài.

Riêng về ghép đồng loài, đơn vị này đã nghiên cứu và triển khai nhiều kỹ thuật ghép phức tạp, từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau như: Ghép tế bào gốc m.áu dây rốn (cùng huyết thống và không cùng huyết thống), ghép nửa hoà hợp (ghép haplotype), ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc m.áu dây rốn…

toi khoi ung thu mau nho te bao goc cua anh trai 3f6 5480046

Lưu trữ tế bào gốc m.áu dây rốn tại Viện Huyết học – Truyền m.áu TW. Ảnh: Công Thắng.

Năm 2014, đây là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc từ m.áu dây rốn cộng đồng (không cùng huyết thống), đem lại cơ hội hồi sinh cho cả những người bệnh không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp từ người thân.

Theo bác sĩ Bình, người được ghép đồng loài có thời gian sống sau 5 năm khoảng 70-80% ở bệnh lý suy tuỷ xương/đái huyết sắc tố; 70-80% ở bệnh lý thalassemia và 50-60% ở nhóm bệnh ác tính. Ở người ghép tự thân, tỷ lệ này là 60-70%.

Chuyên gia cho hay trong quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh phải trải qua khoảng thời gian dài (1-3 tháng) trong phòng cách ly. Họ phải điều trị hóa chất liều cao, giúp t.iêu d.iệt tế bào ác tính, tế bào miễn dịch tồn dư trong cơ thể, tạo điều kiện tốt để tế bào gốc vào cơ thể có thể phát triển ổn định. Hóa chất liều cao đồng thời cũng t.iêu d.iệt các tế bào lành tính, dẫn đến tình trạng thiếu m.áu, n.hiễm t.rùng, xuất huyết, viêm loét…

Với người bệnh, ghép tế bào gốc là hành trình đầy khó khăn và thử thách cả về tinh thần và thể chất. Nhiều người bệnh gọi đó là một “cuộc chiến sinh tử”.

Người bệnh rất cần có thêm kiến thức từ các chuyên gia, bác sĩ để có biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe. Đồng thời, họ cũng cần sự chia sẻ, động viên, được truyền thêm hy vọng và động lực từ những người bệnh đã ghép tế bào gốc để vượt qua cuộc chiến cam go bệnh tật. Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc ra đời nhằm đảm đương sứ mệnh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *