Ngày càng có nhiều nhà thuốc được mở ra dưới hình thức hợp tác kinh doanh. Mỗi bên sẽ có một thế mạnh riêng, cùng hợp tác với mong muốn nhanh chóng thành công. Tuy nhiên việc hợp tác kinh doanh nhà thuốc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Vậy có nên mở nhà thuốc theo hình thức này không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết nhé
Có nên hợp tác kinh doanh nhà thuốc không?
Khi hợp tác kinh doanh nhà thuốc, các bên cần xác định xem đối tác có cùng chí hướng, quan điểm kinh doanh không thì mới nên hợp tác. Bởi kinh doanh nhà thuốc không chỉ là kinh doanh để thu lợi nhuận mà còn có trách nhiệm đối với sức khỏe của khách hàng, cộng đồng.
Việc chung vốn khi mở nhà thuốc giữa những người không có đủ vốn tưởng chừng sẽ mang lại thành công. Nhưng trên thực tế lại rất nhiều trường hợp bị thất bại. Không chỉ mất tiền mà còn mất cả bạn. Vậy nên trước khi mở nhà thuốc bạn hãy cân nhắc thật kỹ xem có nên hợp tác kinh doanh không. Bạn cần hiểu rõ thị trường, hiểu rõ đối tác để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc là gì?
Theo khoản 14 điều 3 luật đầu tư năm 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Về bản chất, việc hợp tác kinh doanh nhà thuốc cũng là một hình thức hợp tác kinh doanh. Trong đó các bên thỏa thuận, ghi nhận công sức đóng góp mà định giá và chia tỷ lệ đóng góp tương đương. Từ đó phân chia lợi nhuận sao cho thỏa đáng.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc có những nội dung gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc sẽ cần có những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên
- Tiến độ và thời gian thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng
- Trách nhiệm phải chịu khi vi phạm hợp đồng
- Phương thức giải quyết tranh chấp
Ngoài những nội dung chính trên, hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc có thể có những nội dung khác tùy vào thỏa thuận giữa các bên. Nhưng lưu ý cần phù hợp với các quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc
Có cần công chứng hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc không?
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà thuốc không thuộc danh mục các dạng giao dịch bắt buộc phải ký công chứng. Khi làm hợp đồng đúng về hình thức và nội dung là đã có hiệu lực. Nhưng nếu bạn có nhu cầu công chứng thì vẫn có thể yêu cầu công chứng.
Những lưu ý khi hợp tác kinh doanh nhà thuốc
Cần hiểu rõ về nhu cầu, mục đích của mình khi hợp tác kinh doanh nhà thuốc
Việc hiểu rõ nhu cầu, mục đích khi hợp tác sẽ giúp bạn lựa chọn được đối tác phù hợp. Một đối tác có thể giúp bạn cải thiện những điểm yếu sẽ tốt hơn là một đối tác có điểm mạnh tương tự bạn. Việc này sẽ giúp các bên cùng có lợi.
Đưa ra những tiêu chí khi lựa chọn đối tác kinh doanh nhà thuốc
Trong hợp tác kinh doanh nhà thuốc thì việc lựa chọn đối tác rất quan trọng. Đối tác tốt sẽ giúp việc hợp tác thành công, nhưng đối tác không phù hợp có thể làm hỏng kế hoạch kinh doanh mà bạn ấp ủ. Một số tiêu chí lựa chọn đối tác bạn có thể tham khảo:
- Đối tác có cùng chí hướng, quan điểm, tầm nhìn.
- Có thể bù đắp những điểm yếu của bạn
- Giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà thuốc trên thị trường
- Có thể lựa chọn công ty trung gian để tìm kiếm đối tác, không nhất thiết phải hợp tác kinh doanh cùng người quen.
Cần hiểu rõ những lợi ích và rủi ro khi hợp tác kinh doanh nhà thuốc
Trước khi hợp tác với một bên khác, bạn cần tìm hiểu kỹ xem mình sẽ nhận được những lợi ích gì. Đồng thời cũng cần lường trước những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hợp tác. Nếu rủi ro nhiều thì bạn nên cân nhắc xem có nên tiến hành hợp tác không. Hoặc những rủi ro đó bạn có thể xử lý khi xảy ra không.
Xác định nguyên tắc khi hợp tác kinh doanh nhà thuốc
Sau khi lựa chọn được đối tác phù hợp thì bạn cần xác định nguyên tắc khi hợp tác:
- Xác định vai trò, quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa cụ của các bên khi hợp tác
- Cách làm việc, quản lý và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Cách xử lý trong trường hợp không làm kịp tiến độ
- Các nguyên tắc khác tùy thuộc vào tình hình thực tế
Các nguyên tắc này thường sẽ được thể hiện trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Không hợp tác theo hình thức chia đều 50 – 50
Nếu hợp tác theo hình thức chia đều 50 – 50 sẽ dễ dẫn đến đổ vỡ trong quá trình hợp tác. Tốt nhất nên hợp tác theo tỷ lệ 70 – 30 hoặc 60 – 40. Khi hợp tác theo tỷ lệ chênh lệch sẽ dễ dàng xác định được người chủ chốt để điều hành, theo dõi hoạt động của nhà thuốc hơn.
Hy vọng những thông tin mà Giá thuốc Hapu vừa cung cấp đã giúp các bạn có được câu trả lời cho câu hỏi “Có nên hợp tác kinh doanh nhà thuốc không?” Chúc bạn kinh doanh nhà thuốc thành công.