Mắc sản lưỡi nhiều năm nhưng không hay biết, người phụ nữ ở Thanh Hóa tự điều trị khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Bệnh viện E (Hà Nội) vừa điều trị thành công cho bệnh nhân N.T.T. (60 t.uổi, ở Đông Sơn, Thanh Hóa) mắc bệnh sản lưỡi nhiều năm. Trước đó, người phụ nữ này chỉ nghĩ mình bị tưa lưỡi, đã điều trị nhưng không khỏi.
Bệnh nhân mắc bệnh sản lưỡi nhưng lầm tưởng là tưa miệng. Ảnh: BVCC.
Bà T. nhập viện trong tình trạng nuốt vướng kèm đau rát vùng dưới lưỡi. Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, các bác sĩ khoa Tai mũi họng, Bệnh viện E, phát hiện có mảng bạch sản dưới lưỡi bên phải, kích thước 2×3 cm. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt tổ chức bạch sản lưỡi cho bệnh nhân này.
PGS.TS Lê Minh Kỳ, chuyên gia cao cấp của khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế – Bệnh viện E – là người trực tiếp phẫu thuật. Các bác sĩ đã cắt niêm mạc lưỡi do bạch sản bằng laser cho bệnh nhân.
Theo PGS.TS Lê Minh Kỳ, vấn đề khó khăn trong điều trị là người dân vẫn chưa có hiểu biết về bệnh bạch sản. Nhiều bệnh nhân bị nhầm lẫn với tưa miệng. Hầu hết trường hợp nhập viện điều trị ở giai đoạn muộn, bệnh thường chuyển sang giai đoạn t.iền ung thư hoặc ung thư.
Bệnh bạch sản là thương tổn màu trắng, dày ở lưỡi và niêm mạc bên trong má. Nhiễm virus Epstein – Barr là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Loại virus này tồn tại dai dẳng trong cơ thể và có thể bùng phát bệnh mọi thời điểm, nhất là ở những người bị rối loạn miễn dịch.
Hầu hết nốt bạch sản có thể tự khỏi. Những nốt bạch sản nhỏ có thể được phẫu thuật bằng sinh thiết rộng hơn như sử dụng laser hoặc dao mổ. Tuy nhiên, kết quả sinh thiết là ung thư miệng, nốt này cần được cắt bỏ ngay để ngăn chặn sự lan truyền.
Những thực phẩm hàng đầu để ngăn ngừa mầm mống ung thư
Tình trạng viêm nhiễm mãn tính không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, mà còn có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các virus, vi khuẩn.
Các bệnh ung thư đều liên quan đến tình trạng viêm mãn tính. Điển hình nhất là bệnh ung thư miệng. Nếu có thói quen ăn trầu, sẽ dễ hình thành vết loét, viêm ở miệng. Nếu tiếp tục lạm dụng trầu và các loại thực phẩm có tính kích thích khác, khu vực viêm loét sẽ bị xơ hóa, lâu dần bị ung thư hóa, gây ung thư miệng.
Viêm mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường và khí hậu. Trong đó, chế độ ăn uống là thứ mà chúng ta dễ điều chỉnh hơn cả.
Từ ngũ cốc, trái cây, rau quả cho đến đồ uống, mỗi nhóm đều có những đại diện giàu chất chống oxy hóa, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng viêm mãn tính và ngăn ngừa ung thư.
Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, yến mạch, kê, ngô, lúa mạch đen, kiều mạch,… được y học công nhận có khả năng kháng viêm tốt.
Cụ thể, ngũ cốc nguyên hạt chứa phức hợp vitamin B, vitamin C và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Những người đã quen ăn gạo trắng có thể chọn 1 đến 2 ngày trong tuần để thay đổi sang các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, hoặc thêm một ít gạo lứt vào gạo trắng khi nấu cơm.
Rau chống viêm: Rau màu xanh đậm và rau gia vị
Các loại rau màu xanh đậm và rau màu tím chứa vitamin C chống oxy hóa, hoạt chất thực vật và khoáng chất magie. Magie có tác dụng làm ổn định thần kinh, khi hệ thần kinh bình thường thì hoạt động của thần kinh phó giao cảm tăng lên có tác dụng giảm nhẹ phản ứng viêm.
Cà tím, ớt, hành lá và các loại rau gia vị khác cũng có thể giúp kháng viêm hiệu quả.
Dưới đây là danh sách loại rau kháng viêm mà bạn có thể tham khảo:
– Các loại rau họ cải
– Các loại rau màu tím như cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím
– Dưa chuột và các loại dưa khác
– Các loại ớt
– Các loại rau gia vị như tỏi, hành
Trái cây chống viêm: Các loại quả mọng
Dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi và các loại quả mọng khác rất giàu vitamin C, anthocyanins và magie có thể ngăn ngừa hiệu quả ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Ngoài quả mọng, cà chua chứa lycopene và nho chứa anthocyanins cũng là những thực phẩm có tác dụng chống viêm rất tốt. Bạn cũng có thể ăn thêm đu đủ và dứa, vốn có hàm lượng enzyme cao, không chỉ có tác dụng ức chế phản ứng viêm mà còn thúc đẩy quá trình giải độc.
Đồ uống chống viêm: Trà là lựa chọn hàng đầu
Các flavonoid trong trà xanh có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, EGCG – loại polyphenol chủ chốt trong trà, cũng là kẻ thù của hầu hết các bệnh ung thư. Trong đó, EGCG hiệu quả nhất với ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư gan, ung thư thận, ung thư vú.