Đau mắt đỏ là một bệnh thường gặp. Bệnh có thể dễ dàng được chữa khỏi. Nhưng nếu không dùng đúng thuốc và kịp thời thì sẽ làm bệnh kéo dài và có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Cùng tìm hiểu những loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ trong bài viết này nhé.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Bệnh gây viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi. Điều này làm cho mạch máu tại vị trí kết mạc sung huyết dẫn đến phù và đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ thường bị đột ngột bởi các nguyên nhân như virus, vi khuẩn, dị ứng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào và rất dễ lây lan. Đặc biệt có thể lây lan thành dịch vào thời điểm mưa lũ hoặc giao mùa.
Bệnh đau mắt đỏ thường có các biểu hiện sau:
- Thông thường đau mắt đỏ thường xảy ra ở một bên mắt trước, sau đó mới lây sang mắt thứ hai.
- Mi mắt sưng, phù nề, đau nhức, mọng đỏ, cộm, chảy nước mắt và có ghèn mắt màu xanh hoặc vàng.
- Buổi sáng dậy thường khó mở mắt do bị ghèn dính chặt
- Một số trường hợp có xuất hiện giả mạc. Nếu ở trong trường hợp này thì bệnh sẽ lâu khỏi hơn.
- Khi bị đau mắt đỏ ở hai bên lúc đầu có thể có các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, đau họng, có hạch ở tai.
- Thông thường khi bị đau mắt đỏ thì thị lực vẫn không bị giảm
Sử dụng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ đúng cách để đau mắt đỏ một bên không lây sang mắt còn lại
- Cần vệ sinh tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ
- Kiểm tra hạn dùng của thuốc nhỏ mắt trước khi nhỏ mắt
- Chỉ nên nhỏ thuốc vào mắt bị đau
- Nghiêng đầu về phía bên mắt bị đau và nhỏ thuốc vào góc trong của mắt.
- Nên để lọ thuốc nhỏ mắt cách ít nhất 1 cm để tránh đầu lọ chạm vào mắt.
- Sau khi nhỏ thuốc thì dùng tay kéo mi dưới xuống để thuốc đều mắt.
- Nhắm mắt 10 giây rồi sau đó chớp mắt
- Dùng bông, gạc y tế lau sạch thuốc thừa, ghèn mắt, nước mắt chảy ra.
- Rửa sạch lại tay
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chữa đau mắt đỏ
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Không tự ý nhỏ quá liều. Điều đó không giúp bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi hơn.
- Khi phải nhỏ nhiều loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ khác nhau thì không nên nhỏ cùng một lúc. Mỗi thuốc nên nhỏ cách nhau ít nhất nửa tiếng.
- Nếu bạn sử dụng cả thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ thì bạn nên sử dụng thuốc nước trước. Sau đó khoảng 3 phút thì sử dụng thuốc mỡ. Điều này giúp hấp thu cả hai loại thuốc được tốt hơn.
- Sau khi mở lọ thuốc lần đầu nên ghi lại ngày mở để chỉ sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở.
- Với thuốc ở dạng hỗn dịch thì cần lắc đều lọ thuốc trước khi sử dụng.
Các loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ tốt nhất
Thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0.9%
Thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0.9% được nhiều công ty dược phẩm tại Việt Nam sản xuất. Thuốc có thành phần chính là natri clorid.
Khi bị viêm kết mạc do nhiễm virus hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0.9% giúp rửa sạch mầm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó mang lại cảm giác dễ chịu cho đôi mắt. Giúp giảm đau, khó chịu và ngứa mắt.
Cách dùng thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0.9%:
- Mỗi lần nhỏ 2 giọt.
- Mỗi ngày nhỏ từ 3 đến 5 lần
- Sử dụng hằng ngày
- Chỉ nên dùng trong vòng 30 ngày kể từ lần mở nắp đầu tiên
- Không dùng chung với người khác
- Không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.
- Thường xuyên súc họng, rửa mũi để loại bỏ virus gây bệnh
Thuốc nhỏ mắt EyeLight vita yellow
Thuốc nhỏ mắt EyeLight vita yellow là sản phẩm của công ty cổ phần Dược Hậu Giang. Thuốc được đóng gói với quy cách 10ml mỗi lọ.
Thành phần của thuốc gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP và các tá dược khác.
Ngoài việc được dùng khi bị đau mắt đỏ, thuốc còn được dùng trong các trường hợp mỏi mắt, khô mắt. Hỗ trợ phòng ngừa viêm giác mạc và các tổn thương bề mặt giác mạc.
Cách dùng thuốc nhỏ mắt EyeLight vita yellow
– Nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào mắt bị đau
– Mỗi ngày nhỏ từ 3 đến 4 lần
– Không dùng khi thuốc đổi màu, vẩn đục, sau khi mở nắp quá 1 tháng hoặc khi hết hạn.
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin là sản phẩm của công ty cổ phần Traphaco. Thuốc có thành phần chính là Tobramycin.
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc nhỏ mắt với các dung tích khác nhau như 3ml, 5ml và 6ml.
Tác dụng của thuốc là điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin gây ra như: đau mắt đỏ, viêm mí mắt, đau mắt hột, viêm túi lệ, lẹo mắt,…
Cách dùng thuốc nhỏ mắt Tobramycin:
- Với trường hợp bị đau mắt đỏ nhẹ và trung bình nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt đau. Mỗi lần nhỏ cách nhau 4 giờ
- Với trường hợp bị đau mắt đỏ nặng nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt đau. Mỗi lần nhỏ cách nhau 1 giờ. Đến khi đỡ thì giảm dần số lần nhỏ mắt.
- Thuốc dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
- Không dùng sau khi mở nắp quá 15 ngày.
Trên đây là các loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ tốt nhất. Hy vọng bạn đã lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh đau mắt đỏ của mình.