Đề phòng biến chứng do phù

Phù là hiện tượng ứ nước trong các tổ chức dưới da hoặc ở các tạng của cơ thể. Phù có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Tại sao cơ thể bị phù?

Phù xảy ra khi mạch m.áu nhỏ trong cơ thể bị rò rỉ dịch (mao mạch). Điều này có thể gây rò rỉ từ các mao mạch hư hỏng, tăng áp lực bên trong hoặc từ các mức giảm của các albumin huyết thanh – một loại protein trong m.áu. Khi cơ quan cơ thể đang bị rò rỉ mao mạch, thận bắt đầu giữ lại nhiều natri và nước hơn bình thường để đền bù cho các chất lỏng bị mất từ các mạch m.áu.

Điều này làm tăng lượng nước lưu thông trong cơ thể, gây ra các mao mạch bị rò rỉ nhiều hơn nữa. Các dịch từ rò rỉ mao mạch vào các mô xung quanh, gây ra các mô bị sưng lên. Mặc dù phù có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng nó thường được nhận thấy ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phát hiện phù không khó. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, nặng chân. Nơi bị phù sưng to, căng mọng, làm mất đi các nếp nhăn, mắt cá, đầu xương bị phẳng lỳ. Da vùng phù nhạt màu, ấn vào nơi phù da lõm xuống. Các dấu hiệu kèm theo như lượng nước tiểu ít đi, gan to, cổ trướng, khó thở… Phù giữ nước nên cân nặng có thể tăng hằng ngày từ 1-2kg.

de phong bien chung do phu 40d 5494406

Phù là tình trạng ứ nước dưới da.

Bệnh phù có thể do bệnh lý và các yếu tố như: Do suy tim sung huyết khiến m.áu có thể giữ lại trong chân, mắt cá chân và bàn chân, gây phù nề. Do xơ gan gây ra những thay đổi về hormon và hóa chất điều tiết chất dịch trong cơ thể, dẫn đến chất lỏng tích tụ ở chân và ổ bụng (cổ trướng). Do bị bệnh thận, khi bị hội chứng thận hư, có thể dẫn đến sự tích tụ dịch và phù nề.

Do mắc bệnh lý hệ thống mạch bạch huyết, suy tĩnh mạch mạn tính cũng gây phù. Phù do thiếu vitamin B1, thường gây phù 2 chân, ấn lõm, thường phù rõ vào buổi chiều… Phù do thai nghén gặp ở người có thai, có hoặc không có protein niệu… Phù do dùng thuốc hoặc do suy dinh dưỡng…

Các biến chứng do phù

Nếu không chữa trị, tình trạng phù có thể khiến người bệnh cảm thấy ngày càng sưng đau; khó khăn đi bộ; căng da, có thể khiến ngứa và khó chịu; tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trong khu vực bị sưng; sẹo giữa các lớp của mô; xơ các mô; giảm lưu thông m.áu trong cơ thể; giảm tính đàn hồi của động mạch, tĩnh mạch, khớp và cơ bắp; tăng nguy cơ viêm loét da…

Khi bị phù, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám, làm các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Để giảm tình trạng bệnh và tránh tái phát, người bệnh nên di chuyển và vận động cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy hỏi bác sĩ về các bài tập có thể làm có thể làm giảm sưng. Giữ một phần của cơ thể bị phù lên trên mức của tim cho ít nhất 30 phút, 3 hoặc 4 lần/ngày. Trong một số trường hợp, nâng cao các phần cơ thể bị ảnh hưởng trong khi ngủ có thể hữu ích.

Tăng cường massage bằng cách vuốt ve vùng bị ảnh hưởng nhưng không gây đau, áp lực có thể giúp di chuyển trong chất lỏng dư thừa của khu vực đó. Giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày.

Người bệnh bị phù cần lưu ý tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và nhiệt độ rất nóng và rất lạnh có thể làm cho phù tồi tệ hơn. Tránh tắm nước nóng, tắm nước nóng bồn tắm nóng và phòng tắm hơi. Bảo vệ bản thân khỏi bị cháy nắng…

Triệu chứng ban đầu của ung thư m.áu cấp tính

Sốt kéo dài, dễ n.hiễm t.rùng, gan to, lách to, đau xương… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư m.áu cấp tính.

Ung thư m.áu cấp tính hay còn gọi là Lơ-xê-mi cấp. Các triệu chứng của ung thư m.áu cấp tính khác nhau tùy thuộc vào thời điểm và thể bệnh ung thư m.áu cấp, nhưng chúng có thể bao gồm:

– Sốt kéo dài, dễ n.hiễm t.rùng, ra nhiều mồ hôi đêm.

– Gầy sút cân nhanh, xanh xao, mệt mỏi.

– Gan to, lá lách to, hạch to, phì đại lợi, đau xương.

– Xuất huyết trên da hay c.hảy m.áu khó cầm…

trieu chung ban dau cua ung thu mau cap tinh e4c 5472539

Làm xét nghiệm gì để chẩn đoán xác định bệnh?

Làm xét nghiệm m.áu, nếu nghi ngờ ung thư m.áu cấp tính sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy xương để chẩn đoán xác định bệnh (tế bào non ác tính chiếm tỷ lệ 20% các tế bào có nhân trong tủy xương, các dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu bị lấn át bởi tế bào non ác tính).

Đồng thời làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.

Theo phân loại, ung thư m.áu cấp tính được chia thành Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (từ thể M0 đến M7) và Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (từ thể L1 đến L3). Tổ chức Y tế thế giới phân loại bệnh ung thư m.áu cấp theo đặc điểm tế bào, miễn dịch và bất thường di truyền cũng như t.iền sử điều trị. Bệnh ung thư m.áu cấp thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.

trieu chung ban dau cua ung thu mau cap tinh 1c7 5472539

Bệnh ung thư m.áu được điều trị như thế nào?

Theo ThS.BS. Nguyễn Quốc Nhật Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội), việc điều trị phụ thuộc vào t.uổi tác, sức khỏe của người bệnh và loại ung thư m.áu cấp tính. Bệnh nhân có thể được kết hợp điều trị nhiều phương pháp bao gồm: hóa trị liệu, thuốc miễn dịch điều trị ung thư, thuốc nhắm đích, xạ trị, ghép tế bào gốc và phối hợp với các điều trị hỗ trợ khác như gạn tách tế bào m.áu, truyền chế phẩm m.áu, điều trị n.hiễm t.rùng, điều trị rối loạn đông m.áu… hoặc tham gia vào một số điều trị thử nghiệm lâm sàng nếu có.

Ung thư m.áu cấp tính thường trải qua nhiều đợt điều trị bao gồm tấn công, củng cố và duy trì.

Trong quá trình điều trị tại viện cũng như thời gian ở nhà, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, đủ chất dinh dưỡng và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với sự tiến bộ của y học hiện nay thì việc điều trị ung thư m.áu cấp tính đã đạt được nhiều kết quả khả quan, kéo dài đáng kể thời gian sống thêm cho người bệnh.

Bệnh có phòng ngừa được không?

Nguyên nhân của bệnh ung thư m.áu cấp tính vẫn chưa rõ ràng, nên không có cách nào để ngăn chặn triệt để bệnh phát sinh. Tuy nhiên, có lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các dung môi, hóa chất và tránh tiếp xúc không cần thiết với tia xạ nói chung là cách thức tốt để phòng bệnh. Nếu bạn nghĩ rằng mình có dấu hiệu của bệnh ung thư m.áu cấp tính, nhận thức được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh, khi đó việc đi khám làm xét nghiệm kiểm tra là rất quan trọng để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *