Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang vi rút viêm gan B cao. Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc.
Lây từ mẹ mà không biết
Bạn Nguyễn Thanh Nhàn – 21 t.uổi, quê Nam Định đang là sinh viên tại Hà Nội phát hiện mình bị viêm gan B sau 1 lần đi hiến m.áu nhân đạo. Nhàn cho biết từ bé tới lớn, sức khoẻ cô bình thường không có dấu hiệu gì của bệnh. Chỉ đến khi nhận được thông báo bị nhiễm vi rút viêm gan B – Hepatitis B Virus – HBV cô mới hay mình đang có một ’sát thủ gây ung thư’ trong người.
PGS Ngọc khám cho người bệnh.
Nhàn được bác sĩ tư vấn nên kiểm tra sức khoẻ tổng thể. Khi đi khám kết quả xét nghiệm cho thấy, men gan của Nhàn tăng cao gấp nhiều lần so với chỉ số bình thường. Dựa trên các kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của Nhàn là viêm gan B mạn tính. Bác sĩ khuyên cô nên thông báo với gia đình để bố mẹ, anh chị em cùng tầm soát viêm gan B và có kế hoạch điều trị.
Kết quả đợt khám tổng thể cả gia đình Nhàn có mẹ cô và anh trai 24 t.uổi cũng bị viêm gan B. Riêng anh trai Nhàn men gan tăng cao gấp chục lần, có dấu hiệu vi rút hoạt động mạnh.
Nhàn cho biết may mắn là cô đi kiểm tra còn từ trước tới nay cả nhà của Nhàn ở quê khi ốm chỉ đến bác sĩ gần nhà điều trị và hầu như không đến các cơ sở y tế để khám nên không ai biết viêm gan B. Nhàn nghĩ lại có lần mẹ cô bị vàng mắt sau đó tự hết mọi người cũng nghĩ đơn giản vì không có triệu chứng.
PGS Trịnh Thị Ngọc – Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội, cho biết trường hợp của Nhàn là tình cờ phát hiện nhiễm virus viêm gan B và Nhàn cũng được khám tổng quát đ.ánh giá cho cả gia đình. PGS Ngọc cho rằng nhiều khả năng hai anh em Ngọc nhiễm viêm gan B từ mẹ và âm thầm nên gia đình không hay biết.
Bệnh âm thầm phát triển
PGS Ngọc cho rằng viêm gan B hầu như không có triệu chứng, trường hợp cấp tính bệnh nhân có cảm giác đau tức hạ sườn phải, mắt vàng, da vàng nhưng triệu chứng này nếu chủ quan thì người bệnh cũng không biết vì nghỉ ngơi vài ngày là hết và vi rút viêm gan B chuyển sang mãn tính. Viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan.
Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, người nhiễm virus viêm gan B cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định giúp ngăn ngừa lây lan virus sang người khác cũng như kiểm soát các nguy cơ diễn tiến của bệnh dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
PGS Ngọc cho biết Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang vi rút viêm gan B cao, tỷ lệ 1/8 người bị nhiễm. Hơn 80% người mang vi rút viêm gan B không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây bệnh. Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc.
Điều đáng báo động là hiện số ca ung thư gan ở Việt Nam cao hàng thứ 3 thế giới và tại Việt Nam số ca ung thư gan đứng thứ nhất với khoảng 25 nghìn người mắc/năm trong đó hơn 23 nghìn người t.ử v.ong. Đa số ung thư gan đều có nhiễm vi rút viêm gan B. Chính vì vậy, người bị viêm gan B được coi là mang “sát thủ” trong người và cần phải tầm soát bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh tiến triển xấu.
Theo PGS Ngọc, viêm gan B có thể lây qua các con đường khác nhau như đường m.áu, tiếp xúc với m.áu hay chất dịch của bệnh nhân khi da hoặc niêm mạc bị trầy rách thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đ.ánh răng, dao cạo râu. Bệnh cũng lây qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai…. Tiếp xúc t.ình d.ục với người bệnh mà không dùng b.ao c.ao s.u và đường lây truyền từ mẹ sang con.
Trong đó, lây từ mẹ sang con là đường lây truyền phổ biển nhất, do không có thói quen khám sức khỏe t.iền sản cũng như không khám thai đầy đủ để được xét nghiệm tầm soát và được tư vấn.
Theo thống kê của các trung tâm y tế thì tại Việt Nam có khoảng 10% đến 13% phụ nữ mang bầu nhiễm vi rút viêm gan B. Con đường lây nhiễm loại vi rút này từ mẹ sang con rất nhanh và đó chính là nguyên nhân gây nên viêm gan B cho trẻ.
PGS Ngọc cho biết trường hợp của Nhàn và người thân của cô gái này đều bị viêm gan B ở “thể ngủ”. Nhiều người cũng có vi rút ở thể này và họ thường chủ quan nên vài năm sau thấy đau tức hạ sườn, mệt mỏi, sụt cân đi kiểm tra bệnh đã tiến triển xấu sang xơ gan, ung thư gan.
Với những người mang vi rút viêm gan B, người bệnh cần bỏ thói quen ăn uống không có lợi như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng bia, rượu, lười kiểm tra sức khỏe thường xuyên… có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng mà người bệnh không thể kiểm soát.
Người mang vi rút viêm gan B cần phòng chống lây nhiễm cho người thân và cộng đồng bằng các biện pháp như sử dụng b.ao c.ao s.u, không hiến m.áu, không sử dụng chung các dụng cụ như dao cạo râu, bơm kim tiêm… – PGS Ngọc khuyến cáo.
Bỏ điều trị viêm gan B, người bệnh đối mặt với những rủi ro nào?
Viêm gan B mạn tính rất nguy hiểm với sức khỏe, nguy cơ gây ra biến chứng xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường bỏ sót, chủ quan.
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là bệnh lý truyền nhiễm ở gan, nguyên nhân do virus hepatitis B (HBV) gây ra. Theo thống kê, ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 – 500.000 người trên thế giới t.ử v.ong vì căn bệnh này. Virus viêm gan B lây truyền qua nhiều con đường khác nhau: Từ mẹ sang con, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, qua đường m.áu.
Người bệnh nhiễm HBV trong 6 tháng đầu được gọi là viêm gan B cấp tính. Ở giai đoạn này, virus có thể gây ra một số triệu chứng nhất định như: mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu đậm màu, men gan tăng…Sau 6 tháng, viêm gan B cấp không được phát hiện và điều trị triệt để có thể trở thành viêm gan B mạn tính.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), nếu đã được chẩn đoán mắc viêm gan B mạn tính, người bệnh cần xác định phải chung sống với virus suốt đời. Mặc dù cũng có trường hợp người bệnh có thể điều trị khỏi hẳn viêm gan B mạn tính, nhưng đây chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 2%).
Do đó, người mắc viêm gan B mạn tính cần phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, để có thể chung sống khỏe mạnh với HBV.
Tuy nhiên, có một thực trạng là nhiều người chủ quan với viêm gan B nên không tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị, thậm chí bỏ dở điều trị nhiều năm liền.
Việc bỏ điều trị khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể, khi bỏ thuốc, virus đang bị ức chế bởi thuốc sẽ thoát ức chế và nếu bùng phát bệnh trở lại thì nặng hơn trước rất nhiều, có thể gây suy gan nặng, cấp tính và dẫn đến t.ử v.ong trong thời gian ngắn. Thậm chí, nếu qua được thì bệnh nhân đối mặt với nguy cơ xơ gan và ung thư hóa gan.
Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan, với những người đã mắc ung thư gan nhưng có bệnh nền viêm gan siêu vi B, C thì việc bỏ thuốc kháng virus còn khiến cho bệnh ung thư diễn tiến nhanh hơn.