Ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong do ung thư tại nước ta. Việc chăm sóc tâm lý để giúp bệnh nhân an tâm điều trị và có niềm tin vào cuộc sống là rất quan trọng.
Ung thư phổi là một trong những ung thư phổ biến tại nước ta
Ung thư phổi ảnh hưởng lên tâm lý người bệnh như thế nào?
Tại Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Mỗi năm, nước ta có khoảng 24.000 bệnh nhân t.ử v.ong vì ung thư phổi và khoảng hơn 26.000 ca mắc mới.
Có rất nhiều nguy cơ gây ung thư phổi như: môi trường làm việc độc hại, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc khói bụi, hút t.huốc l.á,…
Những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này như: ho, khó thở, đau ngực, mệt mỏi, chán ăn,…dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác cũng như nhận thức về bệnh và việc tầm soát sớm ung thư vẫn còn hạn chế khiến đa số người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị là nhằm trì hoãn sự tiến triển của bệnh và kéo dài sự sống cho bênh nhân. Bệnh nhân khi phát hiện được mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ có những diễn biến tâm lý phức tạp. Do đó, việc lựa chọn thời điểm và cách thông báo cho bệnh nhân cũng là trăn trở của bác sĩ.
TS.BS. Phạm Xuân Dũng (Giám Đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) cho biết: ” Khi thông báo cho bệnh nhân, cần dùng ngôn từ nhẹ nhàng, động viên bệnh nhân và khuyên họ sắp xếp công việc, cuộc sống để đảm bảo việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, và tìm cách thông báo tin này với người nhà để có chỗ dựa tinh thần vững chắc .”
Diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư phổi và cách duy trì tinh thần lạc quan
Khi biết mình bị bệnh ung thư phổi, bệnh nhân thường sẽ có nhiều cảm xúc lẫn lộn như lo lắng, sốc, tức giận, buồn bã, tuyệt vọng… nặng hơn thì có thể sẽ mất dần niềm tin vào cuộc sống, có thể dẫn đến trầm cảm.
Đối với các bệnh nhân này, bác sĩ sẽ phải lựa chọn cách tư vấn cũng như giải thích kỹ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về cơ hội sống khi được điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều bệnh nhân rất lạc quan khi biết mình mắc bệnh. Họ sẵn sàng đón nhận căn bệnh của bản thân, bác sĩ chỉ cần tư vấn lộ trình điều trị và động viên khuyến khích để họ luôn giữ vững tinh thần.
Để hỗ trợ sức khoẻ tâm lý cho người bệnh ung thư phổi, TS.BS. Phạm Xuân Dũng có một số lời khuyên chung như sau :
Thứ nhất, người bệnh có thể tìm hiểu thêm về bệnh thông qua các phương tiện truyền thông hoặc hỏi bác sĩ để biết rõ hơn về bệnh ung thư phổi, để không bị cảm giác mất kiểm soát trước bệnh tình của mình.
Thứ hai, bệnh nhân có thể chia sẻ bệnh tình với những người mình tin tưởng hoặc yêu thương. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi chia sẻ với người khác, thay vì giữ trong lòng và luôn đau đáu về bệnh tình của mình.
Thứ ba, duy trì lối sống lành mạnh, kiên trì tập thể dục thể thao, không tìm đến các chất kích thích như bia, rượu, chất gây nghiện… để giải sầu. Việc luyện tập thường xuyên còn giúp tăng cường đề kháng, sự minh mẫn và tinh thần lạc quan.
Đồng thời, từ phía cơ quan chăm sóc sức khỏe, để giúp giảm gánh nặng tâm lý và chi phí cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, nhiều bệnh viện lớn có chuyên khoa ung bướu trên cả nước đang triển khai chương trình hỗ trợ miễn phí một phần chi phí thuốc cho bệnh nhân ung thư phổi. Bệnh nhân vững tâm điều trị, tuân thủ phác đồ tốt hơn, từ đó cải thiện hiệu quả điều trị.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư phổi
Ngoài việc duy trì sức khoẻ tinh thần thì việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong suốt quá trình điều trị bệnh cũng rất quan trọng. Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể không kiệt quệ, đồng thời giúp có đủ sức khỏe để chống chọi với một số phản ứng phụ xảy ra trong quá trình điều trị.
Cụ thể, bệnh nhân nên bổ sung đường bột thông qua các loại thực phẩm như gạo miến, bún, phở bánh mì,… vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cũng cần bổ sung các thực phẩm nhiều protein như thịt, sữa, trứng, cá để bổ sung đầy đủ chất. Tăng cường sử dụng chất béo thực vật như: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ,… thay vì chất béo động vật.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất cứ loại thực phẩm chức năng nào trong quá trình điều trị ung thư phổi.
Đối với thân nhân, việc nắm rõ các diễn biến tâm lý và đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ người bệnh trong suốt hành trình điều trị. Tinh thần lạc quan cũng giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân ung thư phổi ngoài việc chữa trị bằng thuốc đơn thuần.
Phát hiện sớm ung thư phổi bằng phương pháp đơn giản, giá rẻ
Phát hiện sớm quyết định hiệu quả điều trị ung thư phổi. Nghiên cứu cho thấy, một tỷ lệ lớn ung thư phổi được phát hiện khi chụp cắt lớp vi tính (CT) là những khối u ở giai đoạn đầu, tiên lượng tốt.
Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra m.áu, khó thở, đau tức ngực… thì phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi luôn được đặt lên hàng đầu.
Theo bác sĩ khoa Nội 1, Bệnh viện K trung ương (Hà Nội), sàng lọc là tìm kiếm ung thư trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì. Sàng lọc giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn cho việc điều trị. Bởi vì khi bệnh nhân đã có triệu chứng, ung thư có thể đã bắt đầu lan rộng.
Trước đây việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phổi không được khuyến cáo vì chụp X-quang phổi và làm tế bào học đờm chưa chứng minh làm giảm được tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư phổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một tỷ lệ lớn ung thư phổi được phát hiện khi chụp cắt lớp vi tính (CT) là những khối u ở giai đoạn đầu, có tiên lượng tốt, chứng minh làm giảm 20% tỷ lệ do ung thư phổi ở những người hút thuốc nặng được sàng lọc hàng năm trong 3 năm.
Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như hút thuốc lâu năm hoặc những người đã bỏ thuốc nhưng trong vòng 15 năm trước đó, t.uổi từ 55-74 được khuyến cáo sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi bằng chụp CT ngực liều thấp. Nếu kết quả sàng lọc có bất thường, bệnh nhân có thể cần phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định.