Tôi bị khô miệng, rất khó chịu. Tôi không biết vì sao bị như vậy. Mong được bác sĩ giải thích.
Trần Vũ (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Khô miệng là tình trạng không có đủ nước bọt để giữ miệng ẩm ướt. Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, n.hiễm t.rùng răng miệng…
Ngoài ra, khô miệng còn đẩy nhanh sự thoái hóa răng sẽ dẫn tới chứng hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng. Các rối loạn do khô miệng nặng dần theo lứa t.uổi. Ngạt mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khô miệng.
Các trường hợp bị viêm mũi xoang dị ứng, thường xuyên bị tắc mũi, ngạt mũi, phải thở bằng miệng, cũng dễ dẫn tới khô miệng… Dùng thuốc cũng là lý do gây khô miệng. Có nhiều loại thuốc khiến người sử dụng bị khô miệng như: các thuốc chống tăng huyết áp, trầm cảm, thuốc giảm đau, an thần, lợi tiểu, kháng histamin, t.huốc n.gủ…
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây khô miệng như: Uống quá nhiều rượu vào buổi tối khiến cơ thể bị mất nước và gây nên cảm giác khô nẻ ở miệng vào buổi sáng. Tư thế nằm ngủ, thở bằng miệng khi ngủ. Một số bệnh lý như bệnh Parkinson, tai biến mạch m.áu não, bệnh Alzheimer, trầm cảm,… có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.
Nếu khô miệng do mắc một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần phải thay đổi lối sống và đi khám, điều trị bệnh ở các cơ quan khác, sẽ khắc phục được chứng khô miệng. Nên hạn chế sử dụng nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao, không uống rượu, không hút thuốc…
Lưu ý nào khi chọn mua và sử dụng nước súc miệng?
Nước súc miệng là một phương pháp tiện lợi được nhiều người dân sử dụng. Cần lưu ý những điều sau để chọn mua và sử dụng nước súc miệng hợp lí.
Chọn mua nước súc miệng phù hợp
Với những người bận rộn không có thời gian để học cách pha nước súc miệng đúng chuẩn thì bạn có thể mua trực tiếp chai nước súc miệng đóng sẵn tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Nồng độ dung dịch nước muối tốt nhất là 0,9%.
Nếu dùng nồng độ quá cao sẽ không mang lại kết quả như bạn mong muốn mà có thể còn bị tác dụng “ngược” như tổn thương niêm mạc miệng, tổn thương hầu họng,…
Với t.rẻ e.m, đây là đối tượng cần có sự giám sát của người lớn để nhắc các bé không nuốt dung dịch vào trong. Nuốt quá nhiều muối (nước súc miệng nồng độ muối quá cao) sẽ khiến cơ thể bị thừa muối, không tốt cho gan và thận của các bé.
Đặc biệt, ngoài lượng muối, nước súc miệng không nên chứa nồng độ cồn quá cao, có thể gây tổn hại và những tác dụng phụ không mong muốn, làm khô khoang miệng của bạn.
Lựa chọn và sử dụng nước súc miệng hợp lí. (Đồ họa: VA)
Không nên ỷ lại vào nước súc miệng
Số lần súc miệng nước muối lý tưởng nhất là từ 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi vệ sinh răng miệng. Chỉ nên coi nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đ.ánh răng để làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đ.ánh răng.
Khi đang trong tình trạng viêm họng thì cũng không nên súc miệng quá nhiều lần mà sẽ khiến họng cảm thấy bỏng rát. Nếu đang bị viêm họng thì bạn chỉ nên súc miệng 3-4 lần/ngày.
Lạm dụng nước súc miệng quá nhiều lần có thể gây nên một số tình trạng như họng bị bỏng rát, tăng cảm giác khát nước, khô miệng khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn bình thường…
Không nên ỷ lại vào nước súc miệng. Chúng chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng chứ không thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Do đó, để có sức khỏe răng miệng toàn diện bạn phải kết hợp với việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trong kẽ răng.
Lưu ý không được nuốt nước súc miệng. Trường hợp bị di ứng với hợp chất nào đó có trong nước, sẽ gây nguy hiểm. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ một loại nước súc miệng nào, nên xem thành phần, tác dụng. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.