Ngày 20-9, thông tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh cho hay, các bác sĩ đã gắp ống nhựa bị bám nhiều sỏi ở bàng quang cho nữ bệnh nhân.
Bác sĩ tái khám cho bệnh nhân sau ca nội soi gắp ống nhựa và tán sỏi
Trước đó, ngày 18-9, bà Lê Thị Tổng, ngụ tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng hạ vị, kèm khó tiểu, tiểu m.áu. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện bà T. có ống sonde trong cơ thể. Trong đó, đầu dưới của ống đã tích tụ một viên sỏi to khoảng bằng quả trứng gà; dọc thân ống cũng có rất nhiều những viên sỏi nhỏ bám xung quanh.
“Chúng tôi phán đoán khả năng ống này có trong niệu quản của bệnh nhân đã có từ rất lâu” – BS. Nguyễn Phước, Phó khoa Ngoại thận – tiết niệu, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh chia sẻ.
Ống nhựa lấy trong cơ thể bệnh nhân sau 4 năm bị bỏ quên
Bà Tống được các bác sĩ chỉ định nhập viện xử lý viên sỏi ở bàng quang và rút ống sonde. Theo BS. Phước, các bác sĩ đã tiến hành nội soi để lấy ống nhựa này ra khỏi cơ thể bà Tống. Quá trình nội soi lấy được ống sonde này rất khó khăn do thời gian ống tồn tại trong cơ thể bệnh nhân đã lâu. Hơn nữa, ống nhựa này có rất nhiều sỏi bám xung quanh, cứng như kim loại, đồng thời những viên sỏi này cũng bám dính rất nhiều vào niêm mạc niệu quản, bác sĩ chỉ cần sơ sót có thể gây thủng hoặc đứt niệu quản dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Sau khoảng 1 giờ, các bác sĩ đã rút thành công ống sonde và tán nhỏ những viên sỏi bám xung quanh bằng laser. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bà Tổng đã hồi phục gần như hoàn toàn. Dự kiến, khoảng vài ngày tới, bà Tổng sẽ được xuất viện.
Theo bệnh nhân Tổng, 4 năm trước, bà Tổng đã mổ nội soi tán sỏi niệu quản trái bằng laser tại một bệnh viện lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Các bác sĩ đã đặt một ống 1 ống sonde bằng nhựa vào lòng ống niệu quản nhằm dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, giúp niệu quản có thời gian lành tổn thương sau can thiệp, giảm tình trạng ứ trệ tắc nghẽn nước tiểu.
Thông thường, ống này sẽ được các bác sĩ dùng thủ thuật để lấy ra sau 2-4 tuần tùy tình trạng. Mặc dù được các bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng trước khi xuất viện nhưng sau một thời gian, do hết đau, không còn khó chịu, bà Tổng chủ quan và “quên” trong cơ thể còn một ống nhựa. Sau 4 năm thì ống nhựa này đã khiến bà Tổng phải nhập viện chữa trị.
Người đàn ông bị sưng nề, suy thận do bị ong vò vẽ đốt hơn 40 nốt
Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường gặp. Thế nhưng nhiều người không hiểu được hết mức độ nguy hiểm của việc bị ong đốt.
Bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện (ảnh: Thanh Nga)
Mới đây, bệnh nhân Nguyễn Đức Q (40 t.uổi) ở Phù Ninh, Phú Thọ bị ong vò vẽ đốt hơn 40 nốt vào khắp vùng đầu, mặt, cổ, gáy, lưng. Người bệnh được đưa vào Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tỉnh, sưng nề, đau nhiều vị trí các vết đốt, đi tiểu ra m.áu.
Theo kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có tình trạng: suy thận (Ure 21 mmol/l; cremin 212 mol/l), tiêu cơ vân (CK 30.000 UI/l), tình trạng tan m.áu (Bilirubin toàn phần 112 mmol/l, bilirubin gián tiếp 74 mmol/l), hồng cầu niệu 200. Qua quá trình điều trị tích cực, bù dịch, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch, lợi tiểu c.ưỡng b.ức, corticoid, kháng histamin, lọc m.áu 5 lần.
Sau 10 ngày điều trị, tình trạng người bệnh đã tiến triển tốt, đã được ra viện, song vẫn cần duy trì thuốc lợi tiểu và theo dõi tình trạng suy thận cấp, hẹn khám định kì.
Theo khuyến cáo của Ths.Bs Hà Thị Bích Vân – Trưởng Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, nọc ong có nhiều độc tố, gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy mức độ, nhẹ thì đau, buốt, sưng nề ở vị trí đốt, nặng thì gây ra tình trạng dị ứng, phản vệ, khó thở, huyết áp tụt, tan m.áu, rối loạn ý thức, suy thận, suy đa tạng, thậm chí t.ử v.ong.
Theo đó, người dân tuyệt đối không chọc phá tổ ong, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà tránh ong làm tổ. Khi đi vào rừng, đi dã ngoại không nên mặc quần áo màu sặc sỡ và quá rộng, không đi chân đất, không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Khi thấy ong không chạy, phải đứng hoặc ngồi im. Khi phải tiếp xúc với ong nên mang đủ trang bị phòng tránh như quần áo dày, mũ trùm đầu, kính… để đề phòng bị ong đốt.
Khi bị ong đốt, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
Nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách sau, lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, uống nhiều nước để loại thải các độc tố; chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng; sau đó phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.