Mùa hè khí hậu oi nóng, dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước nên việc bổ sung chất dinh dưỡng bằng món ăn thanh nhiệt và thực phẩm làm mát sẽ giúp bạn vượt qua những ngày nắng nóng một cách nhẹ nhàng.
Canh sa căn thuần điểu trư nhục
Sa căn (củ đậu) 500g, thuần điểu ( chim cút) 500g, thịt lợn nạc 100g, một chút trần bì (vỏ quít), nước và gia vị vừa đủ. Sa căn bóc vỏ rửa sạch, thái con chì; chim cút làm sạch, để nguyên con; thịt lợn thái mỏng. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước, hầm nhỏ lửa chừng 2,5 giờ cho thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn có tác dụng bổ tỳ ích khí, thanh nhiệt trừ thấp, làm mạnh gân cốt, sinh tân dịch và làm hết khát. Món canh này có thể cho thêm một chút đậu đỏ và vài lát gừng tươi để tăng tác dụng thanh nhiệt trừ thấp và thêm phần hấp dẫn.
Canh hà diệp nhị đậu
Hà diệp 1 tàu, biển đậu 25g, xích tiểu đậu 25g, trần bì (vỏ quýt) 12g, phụ trúc 50g, vịt 1 con (sau khi làm sạch còn chừng 400g là vừa), thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ. Hà diệp rửa sạch, thái nhỏ, biển đậu, xích tiểu đậu và phụ trúc rửa sạch, trần bì thái chỉ, thịt vịt và thịt lợn chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, đổ vừa nước rồi dùng lửa nhỏ hầm chừng 3 giờ là được, dùng làm canh ăn trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, kiện tỳ dưỡng âm (giải nhiệt, làm mát, phòng chống nắng nóng, làm tăng lượng dịch đã bị hao tổn vì mồ hôi ra nhiều, giải khát, cải thiện chức năng của dạ dày ruột, kích thích tiêu hoá).
Nước uống bí đao dưa hấu
Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt. Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng…
Nước uống bí đao bình quả
Bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Đông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; cà rốt cạo vỏ, thái miếng; trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả.
Nước bí đao là một thức uống có tác dụng thanh nhiệt , phòng say nắng
Cháo đậu xanh ngân hoa
Đậu xanh 50g, kim ngân hoa 50g, cam thảo 10g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh ngâm trước nửa ngày, kim ngân hoa và cam thảo sắc kỹ rồi bỏ bã lấy nước ninh với gạo và đậu xanh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giải thử, dùng thích hợp cho những người hay bị mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… trong những ngày hè nóng bức.
Canh cát căn đại táo trư nhục
Cát căn (củ sắn dây) 500g, đại táo 4 quả, trư nhục (thịt thăn lợn) 150g, xương ống chân lợn 150g, nước và gia vị vừa đủ. Cát căn bỏ vỏ, rửa sạch, thái con chì; thịt thăn thái to bằng 1/3 bao diêm; xương ống đ.ập vỡ; đại táo rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước hầm nhừ trong 2 giờ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn. Ba thứ phối hợp với nhau tạo nên công dụng thanh nhiệt trừ phiền, bổ khí dưỡng huyết của món ăn. Loại canh này đặc biệt thích hợp với những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường và có bệnh lý động mạch vành.
Canh hiện nhục việt qua
Hiện nhục (hến) 1000g, việt qua (quả bầu) 500g, thìa là, hành hoa, mỡ và gia vị vừa đủ. Hến ngâm nước gạo, rửa sạch, cho vào nồi với một bát con nước, đun sôi, thấy hến há miệng thì trút ra rổ, hứng lấy nước, gỡ thịt hến đem rửa sạch, để ráo; bầu gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ theo chiều dọc quả, thái vát thành sợi, bỏ ruột; hành, thìa là rửa sạch, thái nhỏ; củ hành thái mỏng để riêng. Phi thơm hành mỡ, cho hến vào xào qua, nêm ít nước mắm, xúc ra bát. Nước luộc hến bỏ cặn, đun sôi, cho bầu vào, đun sôi tiếp rồi đổ hến vào, chế thêm gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn nóng. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, rất thích hợp cho những người bị mụn nhọt, l.ở l.oét ngoài da do nhiệt độc, tiểu tiện vàng đỏ, đái buốt, đái rắt, đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu tỳ vị hư yếu, đại tiện hay lỏng loãng thì không nên ăn loại canh này.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo SK&ĐS
Thịt lợn nếu ăn theo cách này sẽ cực kỳ gây hại
Thịt lợn là một món ăn thường xuyên có mặt trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy rất quen thuộc nhưng nếu ăn không đúng cách chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Ngâm, chần thịt bằng nước sôi
(Ảnh minh họa)
Thịt lợn chứ rất nhiều protein nhưng khi bạn ngâm thịt lợn trong nước nóng thì một lượng lớn protein sẽ bị mất. Đồng thời, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt cũng sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Cách chính xác để xử lý thịt sống là rửa nhanh bằng nước sạch hoặc rửa thịt bằng nước pha ít muối hòa tan.
Chỉ ăn thịt lợn nạc
Có rất nhiều người cho rằng ăn thịt mỡ gây béo, thịt nạc vừa không gây béo lại vừa đảm bảo dinh dưỡng nên chỉ ăn thịt nạc. Nhưng trên thực tế ăn nhiều thịt nạc chưa chắc đã tốt bởi hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine, chất này quá nhiều dễ gây ra xơ vữa động mạch. Do đó, bạn nên ăn thịt nạc với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn nhiều lòng non, lòng già
Đây là hai bộ phận của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol m.áu, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Ăn nhiều nội tạng động vật có thể gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, nếu ăn trong tình trạng chưa chín sẽ rất nguy hiểm do trong ruột lợn có chứa coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn.
Ăn gan lợn
Gan lợn là bộ phận chứa rất nhiều chất nhiều dinh dưỡng như: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thịt cổ họng lợn
Hầu như mọi bộ phận của lợn đều có thể được tận dụng để chế biến ra các món ăn ngon, từ bụng, mông, vai tới tai môi, móng, xương, lòng, ruột non, tuy nhiên riêng phần thịt cổ lợn, bạn nên tránh ăn vì ở cổ lợn là nơi tập trung nhiều nhất hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể. Những mảng thịt có nổi hạch bạch huyết này cực kỳ độc hại, chúng chứa nhiều hormone và lượng lớn chất độc bên trong. Khi mua thịt lợn, phải đặc biệt chú ý đến phần thịt dưới da xem chúng có những hột sần sùi không, nhất là phần thịt ở vùng cổ.
Ăn óc lợn
Ăn óc lợn thường xuyên có thể gây béo phì (Ảnh minh họa)
Óc rất giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ m.áu, tim mạch.
Theo giadinhvietnam