Đau răng khôn là vấn đề mà không ít người gặp phải hiện nay. Liệu loại thuốc giảm đau răng khôn nào giúp mọi người loại bỏ tình trạng đau đớn khó chịu này? Hãy cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để biết khi đau răng khôn nên dùng thuốc gì hợp lý nhất nhé!
Mọi người sẽ sử dụng loại thuốc giảm đau răng khôn nào để có thể cải thiện cơn đau của mình? Không phải trường hợp nào cũng có thể dùng giảm đau, và cũng không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với cơ địa của con người. Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi đau răng khôn uống thuốc gì hợp lý nhất dành cho bạn nhé!
Gel gây tê – thuốc giảm đau răng khôn phổ biến
Người bị đau răng có thể dùng các loại gel gây tê răng như Orajel hoặc Anbesol. Đây là các loại thuốc hoàn toàn có thể bôi trực tiếp vào nướu, răng. Những tổn thương ở răng và nướu sẽ được loại bỏ để giảm tình trạng đau đớn cho bệnh nhân.
Trong gel gây tê, thành phần chính thường là benzocain. Hoạt chất này có tác dụng gây tê cục bộ, giảm tín hiệu của các dây thần kinh. Như vậy thuốc hoàn toàn phù hợp với người già, trẻ em và nhiều độ tuổi khác nhau.
Gel gây tê không chỉ được bào chế dưới dạng gel mà còn được bào chế dưới dạng xịt, dạng bôi dung dịch. Trẻ em nên dùng gel gây tê theo đúng hướng dẫn của nha sĩ. Còn với người lớn tốt nhất nên dùng thuốc không quá 4 lần/ngày và không quá 7 ngày/lần đau răng khôn.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Bạn lo lắng liệu mọc răng khôn uống thuốc gì tốt cho sức khỏe? Nếu không muốn tới nha sĩ, bạn có thể dùng những loại thuốc giảm đau không gây tê được dùng nhiều trong nha khoa như:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen, naproxen hoặc gel diclofenac.
- Thuốc Acetaminophen
Các chuyên gia nhận định rằng thuốc Ibuprofen có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm. Đối với tình trạng đau nhức răng hiện tại thì bệnh nhân có thể dùng loại thuốc này để loại bỏ tình trạng đau khó chịu. Ibuprofen sẵn ở dạng viên nén, viên nang gel lỏng và hỗn dịch uống.
Ngoài ra, các nha sĩ còn khuyên người bệnh có thể dùng thuốc Acetaminophen. Đây là dạng thuốc dễ dàng kiểm soát những cơn đau răng rất hiệu quả. Đặc biệt với những người dị ứng với Ibuprofen, thuốc Acetaminophen hoàn toàn phù hợp. Acetaminophen được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang gel lỏng và công thức hỗn dịch uống.
Người bệnh nên dùng thuốc đúng với nha sĩ yêu cầu. Không nên sử dụng Acetaminophen khi dị ứng thành phần của thuốc, dùng liều lượng quá lớn sẽ gây nên hiện tượng tổn thương gan nghiêm trọng. Người đang uống rượu cũng không nên dùng thuốc này để tránh những ảnh hưởng tới gan thận không đáng có khác.
Các loại thuốc giảm đau theo toa
Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau răng khôn theo toa nha sĩ kê để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Đây là những loại thuốc dành cho bệnh nhân bị đau răng khôn nghiêm trọng, không cải thiện tình trạng đau răng khi dùng thuốc không kê đơn. Do vậy những loại thuốc bệnh nhân nên sử dụng như sau:
- Thuốc giảm đau theo toa: Corticosteroid, Opioid
- Thuốc chống viêm không steroid theo toa: dạng thuốc này có thể làm dịu những khu vực bị viêm nhiễm, đau và sưng. Bạn có thể mua dạng thuốc tiêm hoặc thuốc viên nén để sử dụng. Các nha sĩ thường kê thuốc ở liều thấp nhất nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe người bệnh.
Thuốc corticosteroid gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Tăng cân và giữa muối trong cơ thể
- Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
- Thay đổi tâm trạng
- Khó ngủ
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Mỏng xương và da
- Lượng đường trong máu cao
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân bị đau răng khôn khác nhau. Bệnh nhân nên tới nha sĩ, tìm hiểu tình trạng răng của mình đau như thế nào, nên dùng thuốc gì hợp lý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, các bộ phận bên trong cơ thể.
Nhiều bệnh nhân lại phân vân rằng đặt thuốc diệt tủy răng có đau không hoặc lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Thực chất việc lấy tủy răng và đặt thuốc tê là một thủ thuật cần thiết nếu răng của bạn bị sâu và không cứu vãn được tình hình răng miệng nữa. Đây là cách giúp “răng chết hoàn toàn” và chăm sóc bằng việc trám răng để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm thường xuyên.
Bạn đừng quá lo lắng, việc lấy tủy răng và đặt thuốc diệt tủy không hề đau đớn. Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng nha sĩ sẽ giúp cho lượng vi khuẩn trong răng được loại bỏ. Đồng thời tủy răng sẽ không còn mà lúc này chỉ còn vỏ răng để thực hiện chức năng làm đẹp cho hàm răng của bạn.
Bệnh nhân có thể tham khảo thêm những sản phẩm thuốc giảm đau răng khôn ngay tại Giá thuốc Hapu. Chúng tôi luôn cập nhật những mẫu thuốc mới nhất, hiệu quả và giá thành tốt nhất, giúp bệnh nhân và người bán thuốc chọn được sản phẩm thuốc phù hợp với sức khỏe, cơ địa của họ.