Nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh ngừng thuốc: hết liệu trình điều trị, gặp tác dụng phụ của thuốc…

Đối với những người dùng thuốc trong thời gian dài, khi ngừng thuốc đột ngột không chỉ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, làm cách nào để người bệnh có thể ngừng thuốc một cách an toàn?

Những hệ lụy khi ngừng thuốc giữa chừng

Đối với các bệnh cấp tính, ví dụ như viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh. Thông thường thời gian dùng từ 5 – 10 ngày và hẹn tái khám. Việc tái khám giúp bác sĩ đ.ánh giá điều trị của mình xem hiệu quả đến đâu. Nếu khỏi bác sĩ có thể cho ngừng thuốc, nhưng nếu chưa khỏi, bác sĩ sẽ xem xét lại điều trị (điều chỉnh liều lượng hoặc phối hợp thuốc hoặc thay thế thuốc khác khi điều trị trước đó không hiệu quả).

nguy hiem khi ngung thuoc dot ngot bc1 5491341

Người bệnh cần liên hệ chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc.

Thực tế cho thấy, nhiều người uống kháng sinh được vài ba ngày khi thấy các triệu chứng thuyên giảm (hết sốt, không ho…) nghĩ rằng đã khỏi bệnh, tự ý ngừng dùng kháng sinh. Điều này có thể khiến bệnh bùng phát trở lại (vì vi khuẩn chưa bị t.iêu d.iệt hoàn toàn và có nguy cơ trỗi dậy), làm bệnh có thể nặng hơn, diễn biến khó lường. Điều nguy hiểm là gây nên tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh, khiến những lần bệnh sau uống thuốc không còn hiệu quả.

Đối với các bệnh mạn tính, phải dùng thuốc lâu dài, thậm chí là suốt đời như đái tháo đường, tăng huyết áp… nhiều người bệnh dùng thuốc điều trị một thời gian thấy huyết áp ổn định, đường huyết trở lại bình thường… đã tự ý bỏ thuốc.

Điều này vô cùng nguy hiểm. Bởi huyết áp và đường huyết bình thường là do có sự trợ giúp của thuốc. Nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể tăng trở lại, đường huyết tăng cao… là nguyên nhân dẫn đến các tai biến nghiêm trọng như: đột quỵ, tai biến mạch m.áu não, hôn mê… nguy hiểm đến tính mạng.

Theo một báo cáo từ CVS Caremark (Mỹ) cho thấy, một nửa số bệnh nhân đang dùng thuốc cho các bệnh mạn tính sẽ ngừng dùng chúng trong năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu điều trị. Việc không tuân thủ này có thể dẫn đến tình trạng bệnh mạn tính trở nên tồi tệ hơn, tăng số lần nhập viện, tăng thêm chi phí chăm sóc sức khỏe và kết quả sức khỏe tổng thể xấu đi. Việc ngừng thuốc đột ngột còn khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ do ngừng dùng thuốc.

Ngừng thế nào cho an toàn?

Một số loại thuốc có thể ngừng ngay lập tức mà không cần lịch trình ngưng đặc biệt. Tuy nhiên, muốn ngừng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng tình trạng bệnh của mình đã được khống chế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều loại thuốc yêu cầu giảm dần liều lượng hoặc tần suất trong thời gian dài, thường từ 2 – 6 tuần hoặc lâu hơn trước khi ngừng thuốc.

Việc giảm liều từ từ sẽ giúp tránh các tác dụng phụ khó chịu có thể gặp phải nếu ngừng thuốc nhanh chóng. Nếu đang dùng nhiều loại thuốc, có thể giảm từng loại thuốc một để tránh thêm tác dụng phụ. Hãy liên lạc chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình này.

Gặp tác dụng phụ của thuốc là một nguyên nhân khiến người bệnh bỏ thuốc. Ví dụ, các loại thuốc điều trị cholesterol như statin (atorvastatin, rosuvastatin…), có thể gây đau cơ, tổn thương gan hoặc các vấn đề về trí nhớ. Tuy nhiên, trước khi ngừng statin, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các bất lợi mà mình gặp phải. Bác sĩ sẽ có lời khuyên thích hợp như: Thay đổi liều lượng, thay thế thuốc khác…

Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, người bệnh nên hỏi bác sĩ và ghi lại câu trả lời để tham khảo, bao gồm: Liều lượng dùng và thời gian dùng thuốc; Kết quả mong đợi; Các tác dụng phụ thường gặp và cách ứng phó, bao gồm cả việc ngừng thuốc đột ngột…

Bất lợi có thể xảy ra khi ngừng đột ngột một số thuốc:
Thuốc chống trầm cảm (paroxetine, sertraline, venlafaxine): Hoảng sợ, kích động, trầm cảm nặng hơn, ác mộng, mất ngủ nhầm lẫn…
Thuốc chống loạn thần (aripiprazole, clozapine, olanzapine, quetiapine): Tái phát nghiêm trọng các triệu chứng, lo lắng, rối loạn vận động hoặc loạn trương lực cơ (cử động cơ không tự chủ), các triệu chứng Parkinson, hội chứng an thần kinh ác tính.
Nhóm benzodizepines (alprazolam, oxazepam, temazepam, triazolam): Co giật, lo lắng, mất ngủ hồi phục, run, buồn nôn, tim đ.ập nhanh, ảo giác…
Nhóm corticoid (cortisol, prednisone): Đau, mệt mỏi, huyết áp thấp, lo lắng, mất ngủ, khó chịu, trầm cảm, buồn nôn, nôn.
Nhóm statin trị mỡ m.áu (atorvastatin, lovastatin, rosuvastatin, simvastatin): Mức độ protein phản ứng C (CRP) và LDL tăng nhanh có thể xảy ra; nguy cơ bệnh tim trở nên tồi tệ hơn…

Những ai đã bị đột quỵ 1 lần, hãy làm điều này để tránh bị tái phát

Tai biến mạch m.áu não lần 2 khi tái phát tuy rất nguy hiểm, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được.

Theo thống kê, tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Người có t.iền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu.

nhung ai da bi dot quy 1 lan hay lam dieu nay de tranh bi tai phat a2b 5318741

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não, nhưng đột quỵ thường gặp ở những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ m.áu, những người béo phì, ít vận động, lạm dụng rượu…

Đột quỵ có thể không gây t.ử v.ong ngay, nhưng để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Vì vậy, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Để phòng đột quỵ, những người có t.iền sử mắc các bệnh mãn tính kể cả chưa bị đột quỵ cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong m.áu cao và bệnh tim mạch.

Trường hợp những người đã bị đột quỵ lần đầu cần cảnh giác cao. Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức, vì 3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là thời điểm vàng, khả năng hồi phục rất cao nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ.

nhung ai da bi dot quy 1 lan hay lam dieu nay de tranh bi tai phat 5d2 5318741

Ảnh minh họa

Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các phương pháp truyền miệng, dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ tác dụng, những việc này sẽ làm chậm trễ thời gian vàng cho điều trị.

Hiện nay, các thầy thuốc đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra việc tập vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như viêm phổi, loét do tì đè…

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng bệnh đột quỵ

Để phòng ngừa căn bệnh này tái phát, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân từng bị đột quỵ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như: Tăng cường các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc; Ăn nhạt, giảm muối mắm; Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh; Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường; Uống nhiều nước lọc, nước trái cây…

Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn m.áu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là với người lớn t.uổi trong thời điểm giao mùa.

Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *