Điện thoại thông minh mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Những thói quen tai hại cần bỏ khi sử dụng điện thoại. Ảnh: Ngọc Lê
Để độ sáng, màu sắc không phù hợp
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại là một trong những nguyên nhân tạo các gốc tự do, gây thoái hóa hoàng điểm và nhiều bệnh về mắt.
Ngoài ra, tiếp xúc nhiều ánh sáng xanh dương từ đèn LED, điện thoại, máy tính bảng có nguy cơ mắc ung thư vú hoặc t.iền liệt tuyến.
Để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh dương từ điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác, người dùng có thể dùng một số phần mềm để lọc bớt ánh sáng xanh.
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Những dòng photon phát ra từ điện thoại trước lúc ngủ khiến não bộ luôn tỉnh táo vì nghĩ rằng đây không phải là thời gian để đi vào giấc ngủ.
Việc ngủ không đủ sẽ làm phân tán sự chú ý, suy yếu bộ nhớ, khả năng suy nghĩ những vấn đề bị thách thức, insulin chất điều chỉnh sự trao đổi chất bị đảo lộn và gây nhiều vấn đề sức khoẻ.
Vừa sạc vừa sử dụng
Vừa sạc vừa dùng là thói quen rất phổ biến và nguy hiểm nhất, có thể đe dọa đến tính mạng của người sử dụng điện thoại.
Việc vừa cắm sạc vừa sử dụng làm điện thoại nóng lên rất nhanh, ảnh hưởng đến bo mạch trong máy, gây nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Hoặc nếu nguồn điện bị rò rỉ hay chập chờn cũng là nguyên nhân bị giật điện.
Bạn nên sử dụng khi điện thoại đã sạc đầy pin và dùng bộ cáp sạc chính hãng hoặc sử dụng bộ cáp mua ở những nơi đảm bảo uy tín, chất lượng.
Lười vệ sinh điện thoại
Điện thoại di động bị xem là một trong những đồ vật bẩn nhất mà con người sử dụng. Ngoài những vi khuẩn vô hại, điện thoại di động dễ bị nhiễm các mầm bệnh như E. Coli, Tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA), Staphylococcus aureus tiềm tàng nguy cơ gây ngộ độc.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo bạn vệ sinh máy thường xuyên và rửa tay kỹ càng. Ngoài ra, đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh hoặc sử dụng trong khi ăn.
7 thói quen xấu làm hại đôi mắt của bạn mỗi ngày
Một số thói quen do cuộc sống hiện đại mang lại có thể gây hại cho mắt nhưng ít ai để ý.
Lướt điện thoại trong một thời gian dài, không nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính, thường xuyên dụi mắt… là những thói quen có thể gây hại cho mắt – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 7 cách có thể hủy hoại đôi mắt của bạn mỗi ngày, theo Best Life.
1. Lướt điện thoại trong một thời gian dài
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã phát hiện việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh do điện thoại, thiết bị điện tử phát ra thực sự thúc đẩy sự phát triển của các phân tử độc hại trong mắt – có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng – dẫn đến mất thị lực, theo Best Life.
2. Không nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính
Không nghỉ giải lao khi làm việc trên máy tính còn gây ra hội chứng thị giác máy tính, theo Lone Star Vision.
Đây là một nhóm các vấn đề liên quan đến mắt và thị lực do sử dụng máy tính, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử và điện thoại di động trong thời gian dài, theo American Opmetric Association.
Các triệu chứng phổ biến nhất là mỏi mắt, đau đầu, mờ mắt, khô mắt, đau cổ và vai.
Nguyên nhân có thể do ánh sáng kém, chói trên màn hình kỹ thuật số, khoảng cách xem không phù hợp, tư thế ngồi sai, vấn đề về thị lực không được điều chỉnh.
Sử dụng các thiết bị màn hình càng nhiều, triệu chứng càng nặng, thậm chí làm giảm thị lực liên tục không hồi phục.
Cần kiểm soát ánh sáng và độ chói trên màn hình thiết bị, vị trí màn hình và khoảng cách, tư thế làm việc thích hợp.
Để giúp giảm mỏi mắt, thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút, cho mắt nghỉ 20 giây để nhìn ra khoảng cách 20 feet (6 mét).
Đứng dậy làm vài động tác căng duỗi sau mỗi giờ.
3. Sử dụng máy lạnh quá nhiều
Dùng máy điều hòa không khí quá nhiều làm giảm độ ẩm tương đối trong phòng, góp phần gây ra bệnh khô mắt, về lâu dài có thể dẫn đến suy giảm thị lực do gây tổn thương bề mặt trước của mắt, theo Best Life.
4. Thường xuyên dụi mắt
Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Quốc tế, dụi mắt quá mạnh hoặc quá thường xuyên có thể thực sự làm hỏng mắt bằng cách gây ra keratoconus.
Tình trạng này xảy ra khi giác mạc bị mỏng đi, làm chúng yếu đi và khiến chúng trở nên hình nón, dẫn đến thị lực méo mó.
Hãy cố gắng tránh dụi mắt.
5. Xem trực tuyến quá nhiều
Theo các chuyên gia của tổ chức về thị lực – Lone Star Vision, xem trực tuyến đòi hỏi phải nhìn chằm chằm liên tục vào màn hình và ánh sáng phát ra từ chính màn hình đều gây hại mắt, theo Best Life.
Điều này có thể gây khô, ngứa mắt, chảy nước mắt và thậm chí là mờ mắt.
6. Không đeo kính râm khi ra ngoài
Không đeo kính râm có thể khiến mắt dễ bị tổn thương bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Và, theo một nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia từ năm 2014, việc phơi nhiễm quá mức có thể gây đục thủy tinh thể.
Tốt nhất nên sử dụng kính râm có khả năng ngăn chặn 99 hoặc 100% tia UVA và UVB.
7. Ăn uống kém lành mạnh
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến và nhiều chất béo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Đôi mắt cần các chất dinh dưỡng như a xít béo omega-3, lutein, kẽm, và vitamin C và E để ngăn ngừa đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng.
Chế độ ăn uống nên bao gồm các loại rau lá xanh như rau bó xôi, xà lách và cải thìa, cá béo như cá hồi, cá ngừ, trứng, các loại hạt và đậu, chanh, cam và hàu và thịt heo.
Ngoài ra, hút t.huốc l.á cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, theo Best Life.