Tại Quảng Nam sau bão lũ hiện người dân đang phải đối mặt với nguy cơ nhiều loại dịch bệnh bùng phát.
Đề phòng các dịch bệnh phổ biến
TS.BS Trần Văn Kiệm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) nhận định: “Chủ động phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân cần phải làm ngay sau bão lũ để đảm bảo sức khỏe. Vì mưa bão, lũ lụt, làm cho vô số các vi sinh vật, rác, chất thải,… cuốn theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ tiềm ẩn các loại dịch bệnh”.
Những nơi đọng nước đều là chỗ sinh sản của loăng quăng, bọ gậy.
Theo TS. BS Trần Văn Kiệm, để phòng bệnh sau bão lũ, người dân cần chọn những thực phẩm hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi; vệ sinh và làm sạch bàn chân khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn.
Sau mưa bão nước tồn đọng nước xung quanh nhà ở, dễ sinh sôi lăng quăng, bọ gậy, do vậy, người dân cần diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng, ngủ màn,… Vệ sinh nguồn nước giếng sinh hoạt theo đúng quy định; thu gom, xử lý và c.hôn x.ác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau mưa lũ thường mắc các bệnh về da (nấm da, ghẻ, chấn thương da và mô mềm,…), các bệnh đường ruột (tả, thương hàn, tiêu chảy do Rotavirus), các bệnh về đường hô hấp (cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp). Đặc biệt là bệnh cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ,… thường tăng lên một cách đáng kể, nguy cơ lây lan nhanh, tạo thành dịch lớn gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng.
“Do vậy, ngay sau bão lũ người dân cần cẩn trọng với các loại dịch bệnh này để phòng tránh và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị khi nhận thấy những biểu hiện bất thường về sức khỏe” – BS Kiệm cho biết.
Cán bộ CDC Quảng Nam hướng đã cách khử trùng nước nhiễm khuẩn.
Vệ sinh nguồn nước và môi trường
Rác thải và nguồn nước bị ô nhiễm sau bão lũ là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại dịch bệnh. Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra ngành y tế Quảng Nam đưa ra khuyến cáo, hướng dẫn vệ sinh nguồn nước.
Theo cán bộ chuyên ngành của CDC Quảng Nam, để khử trùng nước sinh hoạt, hãy cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.
Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng, nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì bà con mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng rồi sử dụng. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp.
Còn đối với khử trùng nước giếng, phải ước lượng nước trong giếng khoảng bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3) cứ 1m3 hoà tan 10-20gam Chloramine B tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước).
Múc một gàu nước, hoà lượng Chloramine B này vào nước, khuấy đều cho tan hết, sau đó thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần. Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được.
Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B khuấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Clo mới đảm bảo. Lưu ý đối với nước giếng phải làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng trước khi làm trong, khử trùng nước.
Sau bão lũ cần vệ sinh khử trùng sạch nguồn nước.
TS.BS Kiệm lưu ý thêm: “Bên cạnh vệ sinh, khử khuẩn nguồn nước bà con nên dọn vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình. Xác động vật c.hết phải khử trùng và chôn đúng nơi quy định.
Người dân cần lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch. Thức ăn được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn đúng cách. Sử dụng nguồn nước đã được khử trùng và đun sôi trước khi uống. …”.
Xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng
Các địa phương yêu cầu tất cả người liên quan những nơi được cảnh báo khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm, theo đề nghị của Bộ Y tế.
Xử lý mẫu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại Viện Pasteur Nha Trang – ẢNH: NGUYỄN CHUNG
Huy động các đơn vị y tế tư nhân xét nghiệm
Sáng 1.8, tại hội nghị trực tuyến nâng cao chất lượng chuyên môn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong điều trị bệnh nhân Covid-19, GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết ngành y tế xác định tâm dịch của Đà Nẵng ở cụm 3 bệnh viện (BV): BV C, BV Đà Nẵng và BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng. Trong đó, phần lớn các ca bệnh đều có yếu tố liên quan đến BV Đà Nẵng. Từ đầu tháng 7.2020, đã có hơn 800.000 người từng đến Đà Nẵng và trở về các địa phương, có hơn 41.000 người đã đến 3 BV tại Đà Nẵng.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng ngày 2/8: Thêm 4 ca mắc mới ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và TP. HCM
GS Nguyễn Thanh Long nhận định ngoài Đà Nẵng và Quảng Nam đang được nhận định nằm trong vùng nguy cơ rất cao, còn có các địa phương liên quan đến dịch Covid-19 tại Đà Nẵng như Hà Nội, TP.HCM, Đắk Lắk… “Các địa phương yêu cầu tất cả người liên quan những nơi được cảnh báo khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm. Phải làm căng thì càng hiệu quả, càng tốt”, GS Long đề nghị.
Cùng ngày, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, TP về việc tăng cường xét nghiệm các ca nghi mắc Covid-19. Đáng chú ý, Bộ Y tế khẳng định các phòng xét nghiệm đã được Bộ Y tế thẩm định xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định Covid-19 không cần gửi mẫu đến các đơn vị khác để khẳng định lại trong trường hợp kết quả dương tính. UBND tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn, huy động các đơn vị y tế tư nhân đủ năng lực lấy mẫu, xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2.
Bản tin Covid-19 ngày 1.8: Lại có thêm ca t.ử v.ong, lây nhiễm cộng đồng diễn biến rất phức tạp
Hà Nội còn trên 20.000 người chờ xét nghiệm
Thông tin từ cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều 1.8 cho biết, tính đến 14 giờ cùng ngày, toàn TP đã ghi nhận 72.275 người đi về từ Đà Nẵng từ 8.7 cho đến nay. Hiện vẫn còn trên 20.000 người khai báo trở về từ Đà Nẵng chờ xét nghiệm, nên số test nhanh không đáp ứng đủ. “Cố gắng chỉ xét nghiệm những người nào đi từ vùng dịch về mới test nhanh”, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo.
Vũ Hân
3 nhóm xét nghiệm ưu tiên
Theo Bộ Y tế, toàn quốc đã có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm, trong đó có 66 phòng đủ khả năng xét nghiệm khẳng định Covid-19, với công suất đạt 31.000 mẫu mỗi ngày (thời điểm tháng 4, công suất đạt hơn 27.000 mẫu/ngày). Theo quyết định của Bộ Y tế, có 3 nhóm ưu tiên thực hiện xét nghiệm.
Nhóm 1 là những trường hợp cần được thực hiện xét nghiệm trong mọi trường hợp, bao gồm ca nghi ngờ, theo hướng dẫn giám sát (theo Quyết định số 963 ngày 18.3.2020 của Bộ Y tế); ca xác định Covid-19 đã được điều trị khỏi và ra viện, đang được theo dõi tiếp trong vòng 14 ngày kể từ ngày ra viện; các trường hợp đến khám bệnh hoặc nhập viện với triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, viêm phổi nặng nghi do nhiễm vi rút (có sốt và có ít nhất 1 biểu hiện/triệu chứng về bệnh liên quan đến hô hấp); nhân viên y tế, người chăm sóc, nhân viên phục vụ không có triệu chứng và tiếp xúc gần với ca bệnh xác định Covid-19 trong vòng 14 ngày mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp; những người ở trong ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly…
Nhóm 2 bao gồm các trường hợp giám sát theo hướng dẫn giám sát hội chứng cúm; những trường hợp có tiếp xúc gần với ca xác định hoặc ca nghi ngờ mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày nhưng chưa có triệu chứng. Những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ phát triển thành bệnh nặng và có triệu chứng liên quan Covid-19 (như người có bệnh nền hoặc cao t.uổi hoặc đã nằm viện điều trị lâu ngày). Thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng nhóm 2 này khi có nhiều nguồn lực hơn và đã bảo đảm đầy đủ cho các trường hợp thuộc nhóm 1.
Nhóm 3 là các trường hợp giám sát cộng đồng có nguy cơ cao, nhóm yếu thế, được thực hiện xét nghiệm khi có đủ nguồn lực và đã bảo đảm cho các đối tượng thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
Đà Nẵng ưu tiên 5 nhóm
Ngày 1.8, UBND TP.Đà Nẵng quyết định phê duyệt phương án tổ chức xét nghiệm Covid-19 diện rộng trên địa bàn. Theo đó, Đà Nẵng sẽ lấy mẫu bệnh phẩm đối với 5 nhóm. Nhóm 1 là tất cả trường hợp sinh sống trong khu vực áp dụng biện pháp cách ly vùng, khu vực do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng quyết định. Nhóm 2: bệnh nhân (BN) nội trú và người nhà, người chăm sóc BN, người từng làm việc, thực tập tại BV Đà Nẵng, BV C Đà Nẵng, BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng, BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng và các bệnh viện có ca Covid-19.
Nhóm 3 là các trường hợp từng đi đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao trong các thông báo khẩn của Bộ Y tế và bản tin của Ban chỉ đạo. Nhóm 4 là các trường hợp có liên quan đến lộ trình di chuyển của BN mắc Covid-19 cùng thời điểm với BN hoặc người dân sinh sống trong khu vực lưu trú của BN, cụ thể là tổ dân phố BN lưu trú và 3 tổ dân phố liền kề. Nhóm 5 là các trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh khác theo đề xuất của Sở Y tế.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Đà Nẵng là đầu mối tiếp nhận, điều phối mẫu bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán Covid-19.
Hoàng Sơn
Bộ Y tế ra thông báo khẩn số 21 về địa điểm, chuyến bay liên quan bệnh nhân Covid-19