Quy định mở phòng khám tư nhân (Đa khoa, Chuyên khoa)

quy dinh mo phong kham tu nhan da khoa chuyen khoa 67569937731db

Bạn đang có ý định mở một phòng khám tư nhân đa khoa hoặc chuyên khoa của riêng mình? Trong bài viết này, Giathuochapu.com sẽ giới thiệu cho bạn những quy định mở phòng khám tư nhân chi tiết và dễ hiểu nhất. Cùng theo dõi và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thuận lợi trong lĩnh vực y tế tư nhân đầy tiềm năng này nhé!

1. Phòng khám tư nhân là gì?

Phòng khám tư nhân là một loại cơ sở y tế hoạt động độc lập, không thuộc quyền quản lý của bệnh viện công hay tổ chức y tế công. Được cá nhân, tổ chức thành lập và điều hành quản lý theo quy định của pháp luật. Đây là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị y tế cho người bệnh dưới hình thức kinh doanh cá nhân hoặc tư nhân.

Phòng khám tư nhân là gì?

2. Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Trong quy trình mở phòng khám tư nhân, bạn cần đáp ứng những điều kiện cần thiết ngoài những yêu cầu chung. Dưới đây là những điều kiện cần thiết:

2.1 Không gian và trang thiết bị

Để thực hiện các thủ thuật chuyên môn như cấy ghép răng, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt. Phòng khám cần phải có những phòng riêng biệt và đủ diện tích để thực hiện các kỹ thuật này một cách chuyên nghiệp.

Nếu phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và dưới, thì cần có hai phòng riêng biệt để đảm bảo tính chất riêng biệt. Nếu khám và điều trị bệnh nghề nghiệp, phòng khám cần trang bị bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

2.2 Trang bị y tế đầy đủ

Phòng khám chuyên khoa cần phải sở hữu hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu phù hợp với chuyên môn kỹ thuật.

2.3 Điều kiện chú ý

Đáng chú ý là tùy vào lĩnh vực chuyên khoa mà phòng khám dự định kinh doanh. Bạn cần đáp ứng các điều kiện riêng biệt về chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất và thiết bị y tế chuyên biệt.

Ví dụ: Với phòng khám chuyên khoa tai- mũi- họng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ chuyên khoa tai- mũi- họng. Những yêu cầu đặc thù này sẽ giúp phòng khám chuyên khoa của bạn hoạt động hiệu quả. Đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự an toàn cho bệnh nhân trong quá trình cung cấp chăm sóc y tế chuyên môn.

3. Quy định mở phòng khám tư nhân

Quy định mở phòng khám chi tiết

Trong tiêu chuẩn mở phòng khám tư nhân, bạn cần tuân thủ đúng quy định pháp luật. Dưới đây là một số quy định mở phòng khám tư nhân được quy định tại Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP áp dụng khi mở phòng khám tư nhân:

3.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Phòng khám tư nhân cần có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Cần phải có khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế tái sử dụng. Đảm bảo trang bị đầy đủ về phòng cháy chữa cháy và an toàn bức xạ

3.2. Điều kiện chuyên môn

Người chịu trách nhiệm chuyên môn trong phòng khám tư nhân phải đáp ứng các điều kiện chuyên môn y tế. Điều kiện đó bao gồm: trình độ học vấn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực y tế cụ thể.

Và sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề thì cần phải có thời gian chữa bệnh ít nhất là 36 tháng hoặc 54 tháng. Người chịu trách nhiệm chuyên môn khi được phân công phải cần có văn bản đi kèm. 

Bên cạnh đó, kỹ thuật viên, cử nhân X- Quang hay các đối tượng tham gia vào quá trình khám bệnh cần có trình độ đại học và chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của pháp luật. 

Bên trên là 3 quy định mở phòng khám tư nhân quan trọng mà bạn cần lưu ý. Đó cũng là điều kiện cần để phòng khám hoạt động một cách hợp pháp, đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Từ đó đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của bệnh nhân.

4. Chi phí mở phòng khám tư nhân

Chi phí mở phòng khám tư nhân

Ngoài những quy định mở phòng khám tư nhân phía trên, chi phí là điều kiện đủ để phòng khám được mở một cách thuận lợi.
Chi phí mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…. Dưới đây là một số khoản chi phí chính bạn cần xem xét khi lập kế hoạch mở phòng khám tư nhân:

  • Thuê hoặc mua cơ sở vật chất: Khoản chi phí này bao gồm: tiền thuê hoặc mua đất, căn nhà hoặc mặt bằng để xây dựng phòng khám.
  • Xây dựng, cải tạo và trang trí: Chi phí xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất, bao gồm: cung cấp hệ thống điện, nước, hệ thống thông gió và trang trí nội thất.
  • Trang thiết bị y tế: Bạn cần đầu tư vào các trang thiết bị y tế cần thiết như: máy móc chẩn đoán, ghế nha khoa, máy siêu âm, máy X-quang, bàn khám và các thiết bị y tế khác.
  • Mua sắm vật tư y tế: Khoản chi phí này bao gồm mua các vật tư y tế như: thuốc, băng gạc, vật liệu tiêu hóa, v.v.
  • Chi phí nhân sự: Bao gồm:  tiền lương và phụ cấp cho bác sĩ, y tá, nhân viên hành chính, nhân viên làm vệ sinh và các chuyên gia khác có mặt trong phòng khám.
  • Bảo hiểm chuyên nghiệp: Chi phí bảo hiểm chuyên nghiệp để bảo vệ phòng khám và nhân viên trước những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
  • Quảng bá và tiếp thị: Chi phí để quảng bá và tiếp thị phòng khám, bao gồm: tạo website, quảng cáo và chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới.
  • Các chi phí khác: Ngoài ra, cần xem xét các chi phí khác như: chi phí tiếp nhận bệnh nhân ban đầu, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí hành chính và chi phí duy trì hoạt động hàng ngày của phòng khám.

Tổng chi phí mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa có thể rất lớn, rơi vào khoảng 2.5-3 tỷ. Vì vậy phải đòi hỏi kế hoạch tài chính cẩn thận.

Trước khi bắt đầu, hãy lập kế hoạch chi tiết và tìm hiểu các nguồn tài trợ, hỗ trợ tài chính có sẵn để đảm bảo quá trình mở phòng khám diễn ra suôn sẻ và bền vững. Bên cạnh đó cũng không quên những quy định mở phòng khám tư nhân để tuân thủ đúng những quy định từ nhà nước.

Hãy lưu ngay quy định mở phòng khám tư nhân (Đa khoa, Chuyên khoa). Nắm vững những nguyên tắc cơ bản trên, bạn sẽ sẵn sàng xây dựng được phòng khám tư nhân cho riêng mình. Chúc bạn thành công trên lĩnh vực y tế đầy hứa hẹn này nhé!

Fanpage: Giá thuốc Hapu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *