Mọi việc nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì nên được tiến hành theo quy trình. Và phải là một quy trình đúng đắn, khoa học. Tại nhà thuốc, có tới 12 quy trình cơ bản nhất, một vài trong số đó là: mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc, tiêu hủy thuốc,… Và quy trình trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà thuốc chính là việc bán thuốc. Sau đây, giathuochapu.vn sẽ giúp bạn nắm được chi tiết quy trình bán thuốc tại nhà thuốc diễn ra thế nào.
1. Quy trình bán thuốc tại nhà thuốc theo đơn
Đối với quy trình bán thuốc tại nhà thuốc theo đơn, dược sĩ không chỉ cần tuân thủ theo các bước SOP mà người chịu trách nhiệm nhà thuốc đưa ra mà còn phải tuân thủ theo các quy định của ngành y tế.
Quy trình bán thuốc theo đơn gồm có 9 bước chi tiết như sau:
1.1. Tiếp nhận đơn thuốc từ khách hàng và kiểm tra
Đầu tiên, cần kiểm tra thông tin của đơn thuốc:
Theo đó, cần kiểm tra đơn thuốc với các nội dung được ban hành tại Điều 6 thông tư 52/2017:
- Ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin xuất hiện trong đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh.
- Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi, ghi ra chính xác số tháng tuổi cùng với tên, số CCCD/CMT của người giám hộ, người đưa trẻ đi khám.
Ghi tên thuốc theo đúng quy định:
- Thuốc một hoạt chất: ghi theo cú pháp tên chung quốc tế + tên thương mại (nếu có).
- Thuốc nhiều hoạt chất hoặc chứa sinh phẩm y tế: ghi theo tên thương mại.
- Thuốc độc: nếu có thì phải ghi đầu tiên trong đơn thuốc.
- Số lượng thuốc nhỏ hơn 10 thì ghi số 0 đằng trước, ví dụ: 01, 02, 03,…
- Đơn thuốc có hiệu lực, giá trị trong vòng 05 ngày kể từ ngày được kê đơn.
Sau đó, dược sĩ tại nhà thuốc kiểm tra lại để xác nhận tính an toàn, hiệu quả cũng như tính hợp lý khi sử dụng thuốc trong đơn.
- Kiểm tra dược lâm sàng: các nội dung cần kiểm tra là liều dùng, tương tác của thuốc, một số phản ứng có hại có thể xảy ra, kê trùng thuốc,… Nếu có bất cứ phát hiện sai sót nào, thông báo ngay cho người kê đơn.
- Lưu tâm đến các đối tượng người bệnh là trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai, người bị suy thận, suy gan.
Giải thích với người mua rằng họ có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong trường hợp:
- Đơn thuốc không hợp lệ, có sai sót, đơn thuốc không phục vụ mục đích chữa bệnh.
- Người mua không tiếp nhận những chỉ dẫn của dược sĩ.
- Thuốc trong danh mục thuốc kê đơn nhưng lại không có đơn thuốc.
- Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng không được kê trong đơn thuốc.
>> Nhóm thuốc thông dụng mà mỗi nhà thuốc GPP cần phải có
1.2. Tư vấn sử dụng thuốc
Trong quá trình bán thuốc, dược sĩ cần tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh nhân để đảm bảo tối đa sự an toàn sức khỏe:
- Nắm rõ thêm về tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng, các biểu hiện về các tác dụng phụ do thuốc đã từng sử dụng của bệnh nhân gây ra.
- Hỏi người bệnh có đang sử dụng loại thuốc nào không để tránh các tương tác thuốc có hại.
1.3. Lựa chọn thuốc
Trường hợp thuốc ghi tên biệt dược:
- Bán theo đúng tên thuốc được kê. Nếu nhà thuốc không có, dược sĩ cần đánh dấu vào đơn thuốc để khách hàng có thể đi mua ở nơi khác.
- Trong trường hợp khách hàng đưa ra yêu cầu được tư vấn chọn thuốc thì dược sĩ có bằng cấp đại học cần giới thiệu một số loại biệt dược có các thông số tương tự với thuốc được kê (về hoạt chất, liều lượng, dạng bào chế, công dụng, chỉ định). Khi giới thiệu cho khách hàng, tư vấn một cách chi tiết kèm theo giá thành.
Trường hợp thuốc ghi tên gốc hoặc khách hàng yêu cầu tư vấn.
Lúc này, dược sĩ được phép giới thiệu và thay thế bằng biệt dược với các thông tin tương tự thuốc gốc. Tư vấn chi tiết và giá thành để khách hàng có thể lựa chọn được loại biệt dược phù hợp.
>> Hướng dẫn cách tìm quầy thuốc tây gần nhất nhanh chóng
1.4. Lấy thuốc theo đơn
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, dược sĩ có thể lấy thuốc theo đơn của khách hàng. Chú ý:
- Cho thuốc vào bao bì kín, ghi rõ lại tên thuốc, hàm lượng của thuốc, cách sử dụng, liều dùng cùng với khi nào thì sử dụng.
- Ghi rõ số lượng đã bán vào đơn.
- Trường hợp có thay thế thuốc cũng phải ghi rõ vào đơn.
1.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh
Dược sĩ giao tưng thuốc cho khách hàng. Hướng dẫn bằng cách viết và trao đổi bằng lời nói một cách tỉ mỉ:
- Tác dụng của từng loại thuốc, chỉ định và chống chỉ định, một số tương tác có thể xảy ra và tác dụng phụ không mong muốn.
- Liều lượng, cách dùng, thời gian sử dụng của thuốc.
- Hướng dẫn bảo quản và lưu ý về thời hạn sử dụng đối với thuốc dạng lỏng.
- Khi xảy ra bất kỳ vấn đề nào trong quá trình sử dụng thuốc, liên hệ ngay cho nhà thuốc để được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
- Nhắc nhở khách hàng chỉ dùng thuốc theo liều lượng đã kê.
1.6. Thu tiền và giao thuốc cho khách hàng
Sau khi đã lấy thuốc và dặn dò về đơn thuốc, dược sĩ ghi chú lại các thuốc đã bán vào phần mềm của nhà thuốc. Sau đó in hóa đơn và thu tiền của khách hàng.
Khi khách hàng đã thanh toán xong, bạn có thể giao đơn thuốc. Và đừng quên lời cảm ơn và hẹn gặp quý khách của mình.
>> Top 22 mẫu biển quầy thuốc đẹp, hấp dẫn, đạt chuản GPP
2. Quy trình bán thuốc tại nhà thuốc không theo đơn
Quy trình bán thuốc tại nhà thuốc không theo đơn gồm có 6 bước cơ bản sau đây.
2.1. Tìm hiểu quá trình dùng thuốc của khách
Đối với trường hợp khách hàng hỏi mua loại thuốc cụ thể, dược sĩ tìm hiểu những thông tin như:
- Khách hàng mua thuốc để điều trị bệnh gì.
- Triệu chứng, biểu hiện của người bệnh.
- Đối tượng dùng thuốc, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng dị ứng nếu có.
- Người dùng thuốc có đang trong quá trình điều trị bệnh hay đang sử dụng thuốc khác không.
- …
Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu được tư vấn sử dụng thuốc, dược sĩ cần:
- Xem đối tượng dùng thuốc là ai, tuổi tác thế nào, bệnh tình ra sao, triệu chứng bệnh, tình trạng sức khỏe hiện giờ.
- Người bệnh có mắc bệnh hay sử dụng loại thuốc nào khác hay không.
- Trước đó bệnh nhân đã dùng loại thuốc nào để chữa bệnh hay chưa, nếu có thì hiệu quả điều trị thế nào và có xảy ra tác dụng phụ gì không.
2.2. Lời khuyên cho khách hàng
Trong quy trình bán thuốc tại nhà thuốc, việc đưa ra lời khuyên luôn rất quan trọng và cần thiết để người bệnh có những lưu tâm tới tình trạng của mình và giữ cho sức khỏe tốt nhất.
Lời khuyên của dược sĩ sẽ là khách hàng nên sử dụng thuốc như thế nào (về liều lượng, cách dùng, thời gian dùng,…), nên ăn gì, uống gì; không nên ăn gì, uống gì; nên kiêng rượu bia, chất kích thích và thường xuyên vận động hơn,…
2.3. Lấy thuốc cho khách hàng
Sau quá trình xác định được bệnh và xác định được loại thuốc mà người bệnh đang cần, dược sĩ sẽ kiểm tra lại hạn dùng và chất lượng của thuốc một lần nữa.
Đối với các thuốc mua lẻ, kiểm tra hạn dùng của vỉ trước khi cắt thuốc. Ghi chú rõ lại các thông tin về tên thuốc, cách dùng, liều dùng, thời gian dùng,… vào bao bì của thuốc.
2.4. Thu tiền
In hóa đơn và thu tiền của khách hàng. Giá bán của thuốc phải được niêm yết, minh bạch, công khai.
2.5. Giao thuốc lại cho khách hàng và hướng dẫn cách dùng
Chỉ dẫn lại một lần nữa cách sử dụng thuốc theo như các thông tin đã đề cập ở trước đó. Đừng quên cảm ơn khách hàng đã ghé thăm nhà thuốc của bạn.
2.6. Ghi chép sổ sách
Ghi lại thông tin của những loại thuốc đã bán ra, đặc biệt là về số lượng.
Bài viết đã chỉ ra chi tiết 2 quy trình bán thuốc tại nhà thuốc cơ bản mà cũng quan trọng nhất. Đó là quy trình bán thuốc tại nhà thuốc có kê đơn và không kê đơn. Một nhà thuốc muốn vận hành tốt và phát triển thì nên có những quy trình rõ ràng, minh bạch để mọi nhân viên chấp hành theo đó.
Fanpage: Giá thuốc Hapu