Rối loạn t.iền đình có thể xảy ra một cách thoáng qua nhưng có khi lặp đi, lặp lại nhiều lần. Rối loạn t.iền đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn t.iền đình có thể gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng t.uổi trưởng thành thường chiếm với tỷ lệ cao hơn nhiều.
Nhiều nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn t.iền đình có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn), khi thời tiết thay đổi, ngộ độc tố hay ngộ độc hóa chất ( ngộ độc thực phẩm), rối loạn tuần hoàn não (thường gặp ở người lớn t.uổi).
Đối với rối loạn tuần hoàn não thường do xơ vữa động mạch nhất là động mạch cảnh (cả động mạch cảnh trong và cả động mạch cảnh ngoài) làm cho lượng m.áu đi lên não bị hạn chế (tùy theo mức độ xơ vữa thành động mạch mà lượng m.áu lưu thông lên não bị hạn chế nhiều hay ít) và có thể bị xơ vữa động mạch não. Nguyên nhân của xơ vữa thành động mạch có nhiều nhưng do tăng mỡ trong m.áu, đặc biệt là tăng lượng cholesterol xấu.
Một số trường hợp tăng huyết áp cũng gây rối loạn t.iền đình. Các bệnh về não bộ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8… Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng những người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bị hội chứng rối loạn t.iền đình, rối loạn tuần hoàn não.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn t.iền đình.
Cách nhận biết
Bệnh rối loạn t.iền đình thường xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn.
Người lao đao, choáng váng, mất thăng bằng, nếu cố dậy để đi có thể bị ngã dúi dụi xuống đất, cũng có trường hợp bị sang chấn. Khi thay đổi tư thế nghĩa là nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại là chóng mặt, buồn nôn. Nếu nhẹ thì thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và gây nôn.
Khi bị rối loạn t.iền đình, người bệnh nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động…
Muốn chẩn đoán bệnh rối loạn t.iền đình cần đi khám chuyên khoa để được xác định chính xác bệnh. Tùy theo sự mô tả của người bệnh về tình trạng bệnh của bản thân mình mà bác sĩ sẽ có định hướng trong việc cho làm thêm các xét nghiệm gì và những can thiệp gì về cận lâm sàng thích hợp, ví dụ xét nghiệm m.áu lúc đói để biết chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol cao, cholesterol thấp…
Nếu nghi xơ vữa động mạch có thể nội soi động mạch; nội soi tai, mũi, họng. Nếu nghi là u não, những vấn đề về ốc t.iền đình thì có thể chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ…
Điều trị phục hồi cho bệnh nhân rối loạn t.iền đình tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Làm gì để phòng bệnh?
Khi nghi ngờ bị rối loạn t.iền đình người bệnh cần đi khám ở cơ sở y tế có đầy đủ tiện nghi và nếu có điều kiện thì nên đi khám ở chuyên khoa tai, mũi, họng. Đi khám bệnh lúc này có nhiều điều có lợi cho người bệnh, ví dụ như biết được nguyên nhân rối loạn t.iền đình do ở bộ phận tai mũi họng (viêm xoang…) hay do ở cơ quan khác, bộ phận khác (thoái hóa đốt sống cổ…).
Việc phòng bệnh rối loạn t.iền đình chủ yếu là làm giảm tần suất xuất hiện bệnh và hy vọng sẽ không tái diễn. Nếu do bệnh về xoang thì cần điều trị một cách nghiêm túc. Nếu bị bệnh về thoái hoá đốt sống cổ thì cần điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa khám bệnh trực tiếp cho mình. Thuốc Tây y dùng để điều trị bệnh rối loạn t.iền đình hiện nay rất đa dạng.
Tuy vậy, dùng thuốc gì để điều trị cho có hiệu quả phải được kê bởi bác sĩ trực tiếp khám bệnh cho mình và người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh rối loạn t.iền đình cần tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn các động tác nhẹ nhàng.
Ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ, không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ nên kéo dài từ 5-10 phút, không nên tập quá nhiều thời gian… Khi mắc viêm mũi – họng, viêm xoang cần xử trí triệt để như vệ sinh răng miệng – họng hằng ngày, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm sạch đường mũi – họng do hít thở không khí có kèm theo bụi và vi sinh vật có hại.
Bị mỡ m.áu cao, hãy làm theo 6 cách này để giảm nguy cơ đột quỵ
Mỡ m.áu – còn gọi là cholesterol, nếu ở mức độ cao, sẽ gây tích tụ chất béo trong động mạch, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp.
Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ c.hết người. Do đó, giảm mức mỡ m.áu có thể giúp cứu sống bạn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Từ đó làm cho m.áu ngày càng khó lưu thông và làm tăng nguy cơ hình thành cục m.áu đông, theo Express .
Làm thế nào để giảm mức mỡ m.áu cao?
Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ c.hết người. Do đó, giảm mức mỡ m.áu có thể giúp cứu sống bạn.
Hiệp hội về đột quỵ của Anh Stroke Association giải thích việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol.
Cholesterol có 2 loại cholesterol tốt và cholesterol xấu. Khi có quá nhiều cholesterol xấu, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, theo Express .
Tình trạng mỡ m.áu cao thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó, điều quan trọng là phải xét nghiệm m.áu để đo mức mỡ m.áu, đặc biệt là người trên 40 t.uổi, thừa cân, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Người có t.iền sử gia đình bệnh tim hoặc cholesterol cao cũng phải kiểm tra mức cholesterol.
Vậy nếu đã lỡ bị mỡ m.áu cao, thì cần phải làm gì để giảm nguy cơ bị đột quỵ?
Tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần là đủ để nâng cao mức cholesterol tốt và cải thiện mức cholesterol xấu – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Không ăn chất béo chuyển hóa
Để giảm mức mỡ m.áu, trang WebMD đề nghị cấm chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn, theo Express .
Bác sĩ tim mạch Suzanne Steinbaum, từ Bệnh viện Lenox Hill, New York (Mỹ), giải thích: “Chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ”.
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chiên, các loại thức ăn được chiên ngập dầu và gà chiên thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa được dùng trong quá trình chế biến.
Hầu hết bánh ngọt, bánh quy, bánh quế, bánh xốp có một phần được tạo thành từ dầu đã được hydro hóa.
Snack khoai tây chiên, bỏng ngô, đồ nướng như bánh pizza đông lạnh, thường có chứa chất béo chuyển hóa.
Hãy để ý thành phần “dầu hydro hóa” (hydrogenated oil) in trên bao bì thực phẩm – chính là chất béo chuyển hóa.
2. Giảm cân
WebMD đã chứng nhận rằng, người bị thừa cân, nếu giảm 4 – 5 kg, sẽ giảm đến 8% mức cholesterol xấu, theo Express .
Giảm từ 1 – 2 kg mỗi tuần là hợp lý và an toàn, không nên giảm nhanh hơn.
3. Tập thể dục
Một bác sĩ tim mạch khác, Sarah Samaan, cho biết: “Tập thể dục ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần là đủ để nâng cao mức cholesterol tốt và cải thiện mức cholesterol xấu”.
4. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, như bột yến mạch, táo, mận khô và đậu – ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol.
WebMD cho biết: “Nghiên cứu cho thấy, ăn thêm 5 – 10 gram chất xơ mỗi ngày sẽ giảm được mức cholesterol xấu”.
Ngoài ra, chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, do đó, cảm giác thèm ăn vặt.
Để tránh đau bụng hoặc đầy hơi, ên tăng lượng chất xơ từ từ.
5. Ăn các loại hạt
Các loại hạt chứa sterol – có thể ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Tuy nhiên, các loại hạt có hàm lượng calo cao, vì vậy hãy ăn chỉ vài hạt mỗi ngày.
6. Giải tỏa căng thẳng
Cảm giác căng thẳng có thể làm tăng mức cholesterol, theo WebMD . Vì vậy, dành thời gian để thư giãn có thể hữu ích.
Kiểm soát mức cholesterol bằng cách đọc một cuốn sách hấp dẫn hoặc đi bộ nhàn nhã, theo Express .