Thuốc huyết áp thấp giúp loại bỏ tình trạng thường xuyên tụt huyết áp ở nhiều người. Đây là dạng thuốc phổ biến ở nhiều hiệu thuốc, mang lại tác dụng tốt cho những bệnh nhân bị huyết áp thấp và tăng cường sức khỏe cho con người hiệu quả.
Khi nào nên sử dụng thuốc huyết áp thấp?
Tình trạng huyết áp thấp không chỉ diễn ra ở 1-2 người mà diễn ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Người bị chứng bệnh này không chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện mà còn cần sử dụng các loại thuốc huyết áp thấp để điều trị bệnh lý trên.
Tuy nhiên những loại thuốc này bên cạnh tác dụng chữa tình trạng huyết áp thấp thì còn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy bệnh nhân cần được khám bệnh, điều trị và dưới sự hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh.
7 loại thuốc huyết áp thấp hiệu quả thường dùng
Thuốc trị huyết áp thấp Midodrine
Bệnh nhân bị huyết áp thấp có thể sử dụng Midodrine. Đây là loại thuốc sử dụng bằng cách uống, giúp điều trị huyết áp thấp ở những bệnh nhân bị bệnh nặng. Thuốc có thể làm co mạch, tăng huyết áp và ổn định huyết áp.
Midodrine có thể dùng với liều từ 2.5 – 10mg x 2 – 3 lần/ngày, liều tối đa không quá 40 mg/ngày. Tác dụng phụ của Midodrine phải kể đến là làm tăng huyết áp khi ngủ, ngứa, ớn lạnh, bí tiểu, nổi da gà, rối loạn tiêu hóa… Không dùng thuốc dạng này cho bệnh nhân bị tim nặng, suy thận, tăng huyết áp, cường giáp, khó tiểu…
Thuốc cho người huyết áp thấp Fludrocortison
Bên cạnh loại thuốc trên bệnh nhân bị hạ huyết áp có thể dùng Fludrocortison. Các chuyên gia nhấn mạnh, Fludrocortison là dạng mineralocorticoid tổng hợp, có tác dụng không nhỏ trong việc tăng tái hấp thu natri và nước ở thận, dẫn đến tăng thể tích tuần hoàn và tăng huyết áp.
Tuy nhiên thuốc Fludrocortison còn có tác dụng phụ cơ bản như hạ kali máu, phù, tăng huyết áp khi nằm ngửa và suy tim. Nên dùng thuốc Fludrocortison kết hợp với thực phẩm giàu kali hoặc có thể uống bổ sung kali để ngăn hạ kali máu.
Thuốc chữa huyết áp thấp Heptaminol
Thuốc Heptaminol có tác dụng giúp hạ huyết áp thấp rất tốt. Đặc biệt nếu dùng đúng cách thì thuốc có thể làm tăng sự co bóp của cơ tim, tăng trương lực tĩnh mạch để đưa máu về tim nên cải thiện được huyết áp.
Tuy nhiên bên cạnh tác dụng tốt với tình trạng huyết áp thấp, nhưng bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không đáng có khi dùng thuốc Heptaminol này như: gây đau dạ dày, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, trống ngực, buồn nôn…
Lời khuyên tốt nhất là không dùng thuốc Heptaminol cho bệnh nhân bị phù não, huyết áp cao, cường giáp, động kinh và không dùng chung với thuốc chống trầm cảm Imao. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc trị huyết áp thấp Droxidopa
Một trong những sản phẩm trị huyết áp thấp nổi tiếng hiện nay là Droxidopa. Tác dụng chính của thuốc này là làm co mạch máu, kích thích tim và giúp tăng chỉ số huyết áp.
Tuy nhiên tác dụng phụ của Droxidopa phải kể đến là khiến bệnh nhân bị nhức đầu, tăng huyết áp khi nằm, đồng thời có thể gây buồn nôn. Do đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo điều trị huyết áp thấp tốt nhất.
Thuốc huyết áp thấp Ephedrin
Ephedrin là thuốc tăng huyết áp rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh này. Nên dùng thuốc này cho những bệnh nhân bị hạ huyết áp xuất phát từ nguyên nhân do co mạch ngoại vi tăng lưu lượng tim.
Bên cạnh tác dụng điều trị huyết áp thấp thì Ephedrin còn gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gây mất ngủ, lo lắng, lú lẫn, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, trống ngực… Do vậy không nên dùng Ephedrin cho những bệnh nhân bị đau thắt ngực, suy tim, tiểu đường, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt, người cao tuổi
Thuốc chữa huyết áp thấp Pyridostigmine
Rất nhiều bệnh nhân bị huyết áp thấp đánh giá cao Pyridostigmine. Đây là một trong những loại thuốc giúp ức chế cholinesterase, thuốc làm tăng hoạt động của acetylcholine, tăng dẫn truyền thần kinh cholinergic, do đó làm tăng huyết áp.
Tuy nhiên loại thuốc này cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng yếu cơ, tiểu không tự chủ, nhịp tim chậm, co thắt phế quản, co đồng tử, tăng huyết áp, tăng tiết dịch, khó ngủ, đau bụng… khi sử dụng Pyridostigmine.
Do vậy muốn dùng Pyridostigmine đúng cách và hợp với tình trạng bệnh của mình bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ. Tốt nhất nên khám bệnh kỹ càng trước khi dùng để mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Thuốc điều trị huyết áp thấp Erythropoietin
Bạn đã từng sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp Erythropoietin chưa? Thực chất Erythropoietin là một hormone do thận sản xuất để kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Đối với bệnh nhân bị thiếu máu gây nên huyết áp thấp thì nên dùng Erythropoietin.
Tác dụng không mong muốn của Erythropoietin chính là nhức đầu, ớn lạnh, phù, đau xương, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, tăng kali máu, tăng huyết áp, chuột rút, co giật… Bệnh nhân có thể dùng Erythropoietin để tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
Những loại thuốc huyết áp thấp mà Giá thuốc Hapu đã giới thiệu sẽ mang tới cho bệnh nhân phương án điều trị bệnh thật tốt. Phân vân loại thuốc trị huyết áp thấp nào phù hợp bệnh nhân hãy tới với Giá thuốc Hapu để được tư vấn nhé!