Đau dạ dày là bệnh phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vậy đau dạ dày điều trị bằng thuốc gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Giá thuốc Hapu để cập nhật thông tin về các nhóm thuốc dạ dày nhé.
Nhóm thuốc dạ dày ức chế bơm proton chống tăng acid dịch vị
Thuốc ức chế bơm proton là thuốc gì? Tác dụng của thuốc
Thuốc ức chế bơm proton còn được gọi là thuốc PPI và nằm trong danh mục thuốc kê đơn.
Thuốc giúp ức chế trực tiếp bơm proton, ngăn cản quá trình bài tiết acid từ tế bào thành dạ dày vào trong lòng dạ dày. Do vậy thuốc giúp làm giảm tiết acid dạ dày một cách rõ rệt và lâu dài.
Chỉ định của thuốc ức chế bơm proton
Các nhóm thuốc dạ dày ức chế bơm proton được chỉ định để điều trị:
Các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Điều trị loét dạ dày – tá tràng thể lành tính
Phối hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP).
Điều trị hội chứng Zolinger – Elison.
Ngoài ra các thuốc thuốc nhóm ức chế bơm proton còn có tác dụng dự phòng tình trạng loét dạ dày – tá tràng liên quan đến các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton
Khi sử dụng nhóm thuốc dạ dày ức chế bơm proton để điều trị người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Dùng các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin B12 và có khả năng gây thiếu máu thứ phát.
- Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton có thể gây tổn thương thận và rối loạn ion trong máu.
- Tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là các xương hông, đốt sống hoặc cổ tay.
- Trong trường hợp dừng thuốc đột ngột có thể gây ợ chua, ợ nóng (hiếm gặp).
Một số nhóm thuốc dạ dày ức chế bơm proton
Nhóm thuốc dạ dày ức chế bơm proton là các chế phẩm có thành phần:
- Esomeprzole
- Lansoprazole
- Omeprazole
- Pantoprazole
- Rabeprazole
Một số thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton thông dụng trên thị trường:
Thuốc Nexium
Thuốc Artlanzo Lansoprazole
Thuốc Dudencer Omeprazole
Nhóm thuốc dạ dày kháng tiết acid (antacid)
Thuốc kháng tiết acid là thuốc gì? Công dụng
Thuốc kháng tiết acid dạ dày là một trong những thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản phổ biến.
Các thuốc thuộc nhóm kháng tiết acid dạ dày giúp điều trị các triệu chứng đầy bụng, kho tiêu, ợ nóng, ợ chua nhờ cơ chế trung hòa acid trong dạ dày.
Các thuốc thuộc nhóm kháng tiết có ưu điểm mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng tức thời và cắt cơn đau.
Các loại thuốc nhóm kháng tiết acid
Thuốc chứa Magie
Các thuốc chứa Magie thuộc nhóm kháng tiết acid thường được dùng trong trường hợp tăng acid dạ dày
Giúp làm giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,..
Thuốc chứa Nhôm
Các thuốc chứa nhôm thuộc nhóm kháng tiết acid có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày từ đó thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.
Thuốc kết hợp Nhôm và Magie
Thuốc kết hợp Nhôm và Magie là các chế phẩm chứa cả 2 thành phần có tác dụng làm giảm các triệu chứng như táo bón hoặc tiêu chảy.
Nên hạn chế dùng đơn lẻ các thuốc này để tránh khả năng tăng nguy cơ tích lũy magie và nhôm.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc dạ dày kháng tiết acid
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa,..
- Có thể gặp phải tình trạng phosphate trong máu giảm gây các hiện tượng mệt mỏi, chán ăn.
- Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như: Lú lẫn, loạn nhịp tim, ngủ sâu, đi ngoài phân đen, tiểu buốt,…
Lưu ý khi dùng thuốc
Các thuốc kháng acid được khuyến cáo dùng cách xa bữa ăn khoảng 1 đến 3 tiếng và trước khi đi ngủ.
Các thuốc dạng lỏng, bột tác dụng hiệu quả nhanh hơn dạng rắn nhưng thời gian tác dụng thường ngắn hơn.
Một số thuốc trong nhóm
Thuốc Maalox
Thuốc Phosphalugel
Nhóm thuốc dạ dày kháng thụ thể H2
Thuốc kháng thụ thể H2 là thuốc gì?
Các thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể Histamin H2 là một trong những lựa chọn đầu tay để điều trị tình trạng đau dạ dày.
Các thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế cạnh tranh với histamin tại thị thể H2 của tế bào thành dạ dày giúp ức chế tiết acid dịch vị dạ dày và tiết acid dịch vị được kích thích bằng các tác nhân khác.
Lưu ý khi dùng nhóm thuốc dạ dày
Khi dùng các thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,…
Một số thuốc thuộc nhóm
Một số thuốc điển hình thuộc nhóm như:
Thuốc Cimetidin
Thuốc Famotidin
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Sucralfate
Sucralfate là muối nhôm của sulfat disacarid được dùng để điều trị loét dạ dày. Thuốc có tác dụng tại ổ loét.
Thuốc Sucralfate tạo ra một phức hợp bap phủ tại vùng niêm mạc bị tổn thương và bảo vệ vết loét niêm mạc.
Thuốc AT. Sucralfate
Thuốc phát huy tác dụng sau từ 1 đến 2 giờ sau khi uống và thời gian tác dụng kéo dài đến 6 giờ.
Nên uống thuốc Sucralfate trước ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ. Sử dụng từ 4 đến 8 tuần.
Bismuth subsalicylate
Thuốc Bismuth subsalicylate thuộc nhóm salicylate và hoạt động theo cơ chế làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn gây tình trạng tiêu chảy.
Bismuth subsalicylate giúp điều trị các triệu chứng khó chịu ở dạ dày do ợ nóng và buồn nôn, đồng thời ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy.
Thuốc Trymo
Lưu ý khi sử dụng
- Không nên tự ý sử dụng Bismuth subsalicylate để điều trị tiêu chảy có kèm sốt, tiêu chảy có máu hoặc có dịch nhày trong phân vì sử dụng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Không tự ý sử dụng Bismuth subsalicylate để điều trị viêm loét dạ dày khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Qua bài viết Giá thuốc Hapu hi vọng bạn đã tham khảo được thêm những thông tin về các nhóm thuốc điều trị dạ dày và sử dụng thuốc đúng cách.
Các thuốc trên hiện có tại website GIATHUOCHAPU.COM với giá sỉ dành cho các nhà thuốc.
Đặt hàng trực tiếp tại website GIATHUOCHAPU.COM hoặc liên hệ đặt hàng qua Hotline 0878.929.789 (Hỗ trợ tư vấn 24/7).