Viêm hang vị dạ dày là một căn bệnh phổ biến rất dễ mắc phải hiện nay, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc. Cùng Giá thuốc Hapu tìm hiểu về bệnh viêm hang vị dạ dày là gì? Những biểu hiện của viêm hang vị dạ dày và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Viêm hang vị dạ dày là gì?
Hang vị dạ dày là một khu vực nằm gần cuối của dạ dày, gần với môn vị – khu vực dạ dày nối với tá tràng. Viêm hang vị dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu so với các bệnh lý khác ở khu vực hang vị dạ dày.
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng dạ dày xảy ra phản ra phản ứng viêm ở khu vực hang vị dạ dày. Khác với các bệnh lý về dạ dày khác, viêm hang vị dạ dày thường khu trú ở 1 vị trí nhất định là hang vị. Tuy nhiên bệnh có thể lan sang các khu vực khác hoặc gây biến chứng về các vấn đề sức khỏe khác nếu có điều kiện thuận lợi.
Nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày có thể xày ra do rất nhiều nguyên nhân và những nguyên nhân này có thể tác động trực tiếp hoặc phối hợp với nhau để gây bệnh.
Viêm hang vị dạ dày do thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài có thể làm mất cân bằng giữa acid dịch vị dạ dày và các yếu tố bảo vệ dạ dày như niêm mạc, chất nhày,… khiến tình trạng viêm xảy ra.
Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng viêm hang vị dạ dày như: Thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid ( Celecoxib, Diclofenac, Indomethacin,…), thuốc Corticosteroid (Methyprednisolone), thuốc bổ sung sắt,…
Viêm hang vị dạ dày do ký sinh trùng
Helicobacter Pylori (HP) là loại ký sinh trùng gây hại thường gặp nhất trên lâm sàng.
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng sống trong môi trường acid rất thấp ở dạ dày bằng cách tiết ra enzym urease nhằm tăng PH khu vực quanh nó. Từ đó khiến cơ chế bảo vệ của dạ dày mất tác dụng và acid dịch vị tăng dễ dàng tấn công và gây hiện tượng viêm hang vị dạ dày.
Viêm hang vị dạ dày do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Viêm hang vị dạ dày cũng xảy ra khi chế độ ăn uống không khoa học. Khi ăn uống thất thường, thường xuyên sử dụng các đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… và các thực phẩm có chẩt kích thích như rượu bia, cà phê cũng gây tình trạng viêm hang vị dạ dày.
Bên cạnh chế độ ăn uống không khoa học thì thói quen sinh hoạt hàng ngày không hợp lý cũng là nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày. Duy trì thói quen thức khuya, không ngủ đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, stress khiến cho dạ dày hoạt động không ổn định từ đó gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày,…
Viêm hang vị dạ dày có biểu hiện gì?
Khi bị viêm hang vị dạ dày cơ thểcó thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau bụng: Đau bụng là biểu hiện phổ biến ở người bị viêm loét dạ dày. Các cơn đau thường âm ỉ hoặc dữ dội và xuất hiện ở vùng thượng vị (bên dưới ức). Đặc biệt, khi ăn các đồ cay nóng các cơn đau có thể tăng. Đối với những người bệnh đã có những diễn biến nặng các cơn đau sẽ âm ỉ cả ngày không dứt và gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn thậm chí nôn ra dịch nhầy có mùi.
- Thường xuyên xuất hiện các biểu hiện ợ hơi, ợ chua nhất là sau khi ăn uống.
- Cơ thể xanh xao, sụt cân khi bệnh kéo dài.
Cách điều trị viêm hang vị dạ dày
Nguyên tắc điều trị viêm hang vị dạ dày
Để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Điều trị càng sớm càng tốt: Điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như ợ hơi, ợ chua, đau bụng, chán ăn,… để hạn chế nguy cơ tổn thương và biến chứng do viêm hang vị dạ dày.
- Tuân thủ điều trị theo phác đồ: Người bệnh cần điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đã chỉ định và không tự ý thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
- Để đạt hiệu quả trong điều trị người bệnh cần kiên trì vì việc điều trị thường diễn ra trong một thời gian dài. Không nên liên tục thay đổi các phương pháp điều trị.
Viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì?
Các nhóm thuốc dùng để điều trị viêm loét hang vị dạ dày gồm:
- Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày: Các thuốc thuộc nhóm này là các thuốc chứa thành phần có tính base như Magie hydroxit, nhôm hydroxit để trung hòa với acid dạ dày.
- Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Là các thuốc như Cimetidin, Ranitidin,… có tác dụng ức chế sự hoạt động của thụ thể H2 trong quá trình tham gia sản xuất acid dịch vị dạ dày.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế bơm vận chuyển ion H+ đã sản xuất vào dạ dày như Omeprazol, Lansoprazol,…
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh thường được dùng khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Để tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra thường kết hợp nhiều loại kháng sinh. Theo phác đồ khuyến cáo của bộ y tế, các loại kháng sinh thường được dùng là Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin.
Nếu sau khi đã điều trị theo phác đồ mà vẫn dương tính HP thì cần thay đổi phác đồ điều trị hoặc lựa chọn kháng sinh khác đặc hiệu để điều trị.
Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị bằng thuốc, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng giúp phòng ngừa và điều trị viêm hang vị dạ dày đạt hiệu quả.
Nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại rau xanh, chất xơ và các loại vitamin có trong trái cây. Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích như bia, rượu,…
Thường xuyên tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc và không thức khuya.
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ trong quá trình điều trị
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng giúp làm giảm các triệu chứng của viêm loét hang vị dạ dày.
Alumimax DV với thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên như khổ sâm, khôi tía, mật ong – các loại thảo dược từ xa xưa đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày kết hợp với muối nhôm hydroxit và men lactobacilus giúp làm giảm các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi ợ chua, đau thượng vị của viêm hang vị dạ dày.
Sản phẩm Alumimax DV hiện được bán tại các cơ sở bán lẻ thuốc và được bán online tại website GIATHUOCHAPU.COM với giá ưu đãi dành cho các nhà thuốc/phòng khám.
Liên hệ tư vấn và hỗ trợ đặt hàng qua Hotline: 0878.929.789 (Hỗ trợ tư vấn 24/7)