Dùng quá liều vitamin B6 và B12 làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dùng nhiều thực phẩm bổ sung vitamin B6 hoặc B12, đặc biệt những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn tới 4 lần.

Vitamin B6 và B12 cùng với B1 là bộ ba vitamin quan trọng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp duy trì hoat động cơ thể, bổ huyết, tăng sức đề kháng, tái tạo tế bào mới,… Đây cũng là những vitamin dễ dàng bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng, được bày bán ở tất cả nhà thuốc, siêu thị. Tuy nhiên, việc uống bổ sung vitamin B12 và B6 không kê đơn có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi ở đàn ông.

Một nghiên cứu mới của Đại học Bang Ohio được công bố trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng cho thấy, những người đàn ông dùng liều cao vitamin tăng cường sức khỏe, sinh lực trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2-4 lần. Rủi ro mắc bệnh thậm chí còn cao hơn nếu họ thường xuyên hút t.huốc l.á.

dung qua lieu vitamin b6 va b12 lam tang nguy co mac ung thu phoi e4d 5489980

Nam giới hút thuốc và dùng vitamin B12 hoặc B6 liều cao có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần. (Ảnh minh họa)

Vitamin B12 và B6 đều tham gia vào việc giữ cho các tế bào hồng cầu, tế bào vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, khỏe mạnh, hấp thụ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm như protein, chất béo và carbs. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong rất nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, pho mai, trứng, sữa và ngũ cốc nhưng hàng triệu người ở Anh chọn cách bổ sung bằng viên uống có thể mua ở hiệu thuốc và siêu thị.

NHS khuyến nghị nam giới nạp vào 1,4 mg vitamin B6 và 1,5 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Nhưng một số loại viên uống bổ sung có sẵn trong các hiệu thuốc chứa tới 1000 microgram vitamin B12 và lên đến 100 miligam vitamin B6, lớn hơn nhiều so với liều lượng được khuyến nghị.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio đã phân tích hơn 77.000 bệnh nhân trong độ t.uổi từ 50 đến 70. Những tình nguyện viên tham gia được yêu cầu báo cáo họ đã tiêu thụ bao nhiêu vitamin B trong 10 năm qua, bao gồm cả thông tin về liều lượng từ các chất bổ sung.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét lịch sử hút thuốc cá nhân, t.uổi tác, chủng tộc, học vấn, kích thước cơ thể, uống rượu, t.iền sử bị ung thư hoặc bệnh phổi mãn tính, t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi và sử dụng thuốc chống viêm trước khi phân tích xem vitamin có khiến nguy cơ ung thư cao hơn không.

Đồng tác giả Theodore Brasky cho biết: “Nghiên cứu đặt tất cả các yếu tố ảnh hưởng ngang bằng nhau, vì vậy chúng ta sẽ ít bị nhầm lẫn hơn khi bổ sung lâu dài hai loại vitamin B6 và B12. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy dùng liều cao B6 và B12 trong một thời gian dài có thể góp phần khiến tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn ở nam giới hút thuốc. Đây chắc chắn là một mối quan tâm đáng được đ.ánh giá thêm”.

Những người đàn ông hút thuốc và dùng hơn 20 mg vitamin B6 mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 3 lần. Những người đàn ông hút thuốc và dùng hơn 55 microgam B12 mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần. Các nhà nghiên cứu không tìm được mối liên hệ tương tự đối với phụ nữ.

Vitamin tăng cường hệ miễn dịch chống Covid-19

Các chuyên gia cho biết tăng cường bổ sung vitamin giúp thiết lập hệ miễn dịch khỏe mạnh – là lá chắn quan trọng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

vitamin tang cuong he mien dich chong covid 19 38c 5147215

Shutterstock

Vitamin A có tác dụng kháng viêm tốt và giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Beta-carotene là t.iền chất của vitamin A, khi ăn vào sẽ được chuyển hóa trong thành ruột non thành vitamin A. Nguồn phong phú beta-carotene là cà rốt, khoai lang, ớt chuông đỏ và vàng, cà chua, rau xanh đậm, chùm ngây, bí đỏ, măng tây và quả xoài.

Vitamin B6 hỗ trợ các phản ứng sinh hóa của hệ miễn dịch. Cá, thịt gia cầm, các loại hạt, đậu xanh, rau lá xanh đậm, chuối, đu đủ là những nguồn giàu vitamin B6.

Vitamin B12 là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và giúp tổng hợp ADN. Vitamin B12 cùng với a xít folic duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Có thể ăn cá, thịt, thịt gia cầm, trứng, sữa và các chế phẩm sữa để bổ sung vitamin B12.

Vitamin C là chất chống ô xy hóa mạnh giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch. Vitamin C cũng giúp tái tạo vitamin E. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C (ảnh) là ổi, cam, chanh, ớt chuông, dâu tây, quả mâm xôi, kiwi, dâu tây, bông cải xanh…

Vitamin D rất cần thiết cho chức năng miễn dịch và giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể. Cần ăn lòng đỏ trứng, dầu gan cá, nấm, cá mòi, cá béo để bổ sung vitamin D. Tắm nắng cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

Vitamin E tan trong chất béo, giúp điều chỉnh và hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch. Vitamin E còn ngăn chặn quá trình ô xy hóa beta-carotene và vitamin A trong đường ruột. Nguồn thực phẩm chứa vitamin E là hạnh nhân, quả hồ trăn (hạt dẻ cười), hạt hướng dương… Ngoài chất đạm và vitamin, một số khoáng chất như kẽm, magiê, selen cùng với chất béo a xít béo omega-3 đều góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Theo trang tin IANS dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Sheryl Salis, chúng ta cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm kháng vi rút như tỏi, thì là, gừng, nghệ và dầu dừa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *