Mỗi ngày ngủ từ 8 – 10 tiếng nhưng cậu bé luôn than mệt, điều này khiến cha mẹ bé lo lắng nên đã đưa cậu bé đi khám bệnh.
Bác sĩ Quý San, công tác tại khoa Nhi, bệnh viện Shu-Tien Urology Ophthalmology Clinic, chia sẻ về trường hợp bệnh nhi nam (13 t.uổi) tên là Tiểu Trạch sống tại Đài Loan, Trung Quốc.
Bác sĩ Đái Quý San, khoa Nhi, công tác tại Shu-Tien Urology Ophthalmology Clinic
Trong suốt 1 năm rưỡi, Tiểu Trạch gặp áp lực học hành, cộng thêm ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 khiến cậu bé suốt ngày ở trong phòng, lười vận động và ăn vặt để giải tỏa căng thẳng. Tiểu Trạch có chiều cao 168cm, nhưng cân nặng đã tăng thêm 13kg trong vòng 1 năm rưỡi, trọng lượng cơ thể đạt mốc 89kg, BMI = 31,5. Có một điều, mỗi ngày ngủ từ 8 – 10 tiếng nhưng cậu bé luôn than mệt, điều này khiến bố mẹ lo lắng nên đã đưa cậu bé đi khám bệnh.
Bác sĩ Quý San cho biết: “Cổ và nách của bệnh nhi xuất hiện những vệt màu đen, bụng có vết rạn da, xét nghiệm m.áu phát hiện chỉ số gan ALT = 81U/L, (người bình thường có chỉ số gan ALT gan nhiễm mỡ nặng, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu”.
Bố mẹ của Tiểu Trạch vô cùng kinh ngạc trước kết quả chẩn đoán của con, Tiểu Trạch ngày thường kén ăn, làm sao có thể mắc căn bệnh nghiêm trọng như vậy?
Bác sĩ Quý San cho biết, gan nhiễm mỡ không do rượu và béo phì có liên quan mật thiết với nhau. Béo phì là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan ở t.rẻ e.m. Ngoài bữa chính, bố mẹ thường không biết rõ Tiểu Trạch còn ăn thêm các thực phẩm không lành mạnh khác. Chẳng hạn, chị họ của Tiểu Trạch nhiều lần phát hiện cậu bé thường ăn vụng khoai tây chiên và socola trong tủ lạnh.
Bác sĩ Quý San khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên có quan niệm sai lầm rằng trẻ béo mới là tốt. Nếu trẻ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngay từ khi còn nhỏ sẽ đối mặt với nguy cơ thay gan sau độ t.uổi trưởng thành. Có nghiên cứu chỉ ra, những người bị gan nhiễm mỡ kết hợp với tế bào gan bị viêm nhiễm và tổn thương, khoảng 1/3 bệnh nhân có thể tiến triển thành xơ gan và biến chứng thành ung thư gan. Vì vậy, khi trẻ bị thừa cân và mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bác sĩ nhấn mạnh, kiểm soát cân nặng là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Việc chữa khỏi bệnh phải thực hiện thông qua thay đổi lối sống và kiểm soát chế độ ăn uống. Có nghiên cứu chỉ ra, can thiệp lối sống và kiểm soát chế độ ăn uống từ 3 đến 12 tháng có thể cải thiện hiệu quả chức năng gan và mức độ nghiêm trọng của gan nhiễm mỡ, bao gồm giảm thời gian xem TV hoặc sử dụng các sản phẩm điện tử. Trong đời sống thường ngày, mọi người nên tích cực đi bộ, leo cầu thang, giảm tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều calo và dầu mỡ.
Đối tượng nguy cơ của gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Đối tượng dễ mắc NAFLD thường bao gồm nhóm người bị béo phì, tiểu đường tuýp 2, rối loạn mỡ m.áu, hội chứng chuyển hóa, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng ngưng thở khi ngủ, suy giáp, suy tuyến yên, suy tuyến s.inh d.ục, cắt tá tràng tụy.
Những người bị rối loạn mỡ m.áu – tỉ lệ phân tử mỡ (triglycerid) trong m.áu cao, HDL cholesterol m.áu thấp cũng dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tỷ lệ bệnh NAFLD trong nhóm bệnh nhân rối loạn mỡ m.áu chiếm khoảng 59%.
Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và mức độ bệnh gan tăng theo t.uổi, nguy cơ mắc NAFLD ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới, bệnh cũng khác nhau giữa các sắc tộc. Điều này được giải thích là do sự khác biệt về yếu tố gene.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ không do rượu
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nói chung hầu như sẽ không có triệu chứng gì. Chỉ có một vài người cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác tức nặng, đau ở vùng hạ sườn phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ khi người bệnh đi khám sức khỏe hoặc khi siêu âm.
Các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý là cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi kéo dài và buồn nôn, đầy bụng.
Uống nước ấm và nước lạnh đem lại lợi ích như thế nào cho sức khỏe
Thực tế không chỉ thói quen uống nước ấm mới đem lại lợi ích cho sức khỏe. Uống nước lạnh cũng tốt cho sức khỏe tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và từng đối tượng khác nhau.
– Nước ấm giúp bài tiết chất độc trong cơ thể
Nên hình thành thói quen uống nước ấm vào buổi sáng, lúc này cơ thể sẽ được đào thải mọi độc tố gây ra nhiều tác hại và bệnh tật. Đạt được nhiều lợi ích hơn, bạn có thể cho thêm lát chanh tươi vào cốc nước ấm.
Trong khi đó vitamin C trong chanh còn có tác dụng tốt trong việc phục hồi chức năng tế bào trong khi đó nước ấm lại có nhiệm vụ giúp thải độc trong cơ thể.
– Giải tỏa căng thẳng
Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm giúp bạn giải tỏa tình trạng căng thẳng, xả stress cho bản thân. Tuy nhiên, uống một cốc nước ấm cũng đem lại cảm giác tương tự.
Nước ấm có tác dụng giúp cải thiện chức năng hệ thống thần kinh. Do tình trạng mất nước làm tăng khả năng nồng độ cortisol trong m.áu. Đây là một trong những chất hormone gây ra căng thẳng. Lựa chọn bổ sung đủ nước ấm cũng là một cách giúp đẩy lùi căng thẳng ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.
– Nước ấm cũng hỗ trợ giảm cân
Uống nước ấm và nước lạnh bất ngờ cả hai loại nước này đều đem lại hiệu quả hỗ trợ giảm cân. Sự khác biệt nằm ở chỗ nếu uống nước ấm sẽ đem lại kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn.
Uống nước ấm làm kích thích quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo trong cơ thể – Ảnh Internet
Việc bổ sung nước ấm, uống nước ấm không chỉ giúp cơ thể tăng nhiệt độ mà còn hỗ trợ đốt cháy calo trong cơ thể.
– Đem lại lợi ích trong việc cải thiện sự lưu thông m.áu
Nước ấm và nước lạnh hoàn toàn khác nhau đối với sự lưu thông m.áu. Nước lạnh làm hẹp mạch m.áu thì nước ấm giúp làm giãn nở mạch m.áu, điều này giúp cho mạch m.áu được lưu thông tốt hơn.
Vì thế nước ấm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp giảm nguy cơ gây ra nhiều bệnh về tim mạch.
– Nước ấm giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Việc đi đại tiện ít hơn bình thường hoặc không ổn định được coi là một vấn đề cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Điển hình là chứng táo bón là hậu quả cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước.
Bổ sung nước ấm hàng ngày có tác dụng giúp kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn và làm giảm tình trạng táo bón.
– Đẹp da, cải thiện chứng lão hóa sớm
Vấn đề vô cùng nhạy cảm đặc biệt đối với phụ nữ. Lão hóa sớm xảy ra do cơ thể tích tụ nhiều chất độc. Muốn đẩy lùi chất độc trong cơ thể, nên uống nước ấm và duy trì thói quen này thường xuyên.
Uống nước ấm giúp làm chậm quá trình lão hóa – Ảnh Internet
– Uống nước ấm giúp giảm đau
Phụ nữ đến chu kỳ k.inh n.guyệt thường sẽ bị đau bụng kinh. Uống nước ấm là một cách có thể làm giảm cơn đau trong chu kỳ k.inh n.guyệt hoặc cơn đau vùng đầu bằng cách tăng sự tuần hoàn trong m.áu, nó giúp cải thiện sự lưu thông của huyết mạch.
Đồng thời còn giúp giảm tình trạng chuột rút và hỗ trợ làm giãn cơ khi bị chuột rút.
2. Thời điểm nào nên uống nước lạnh?
Nước lạnh có nhiệt độ từ 8 đến 10 độ C. Loại nước lạnh đem lại cho con người cảm giác thanh mát cho cơ thể. Đặc biệt, nước lạnh thường được mọi người ưa chuộng vào thời điểm mùa hè khi trời quá nóng bức.
Ngoài ra, cũng còn có một số thời điểm thích hợp khác đem lại một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe con người như sau:
– Giúp ích trong việc hỗ trợ giảm cân
Thực tế, việc tắm và uống nước lạnh có thể hỗ trợ loại bỏ mỡ bụng cứng đầu. Đặc biệt giúp tăng chuyển hóa cơ thể để đốt cháy mỡ và việc uống nước lạnh còn đem lại lợi ích giảm cân.
– Nước lạnh được dùng để uống sau khi tập
Uống nước lạnh sau khi tập thể dục thể thao giúp hạ nhiệt cơ thể – Ảnh Internet
Sau quá trình tập luyện vất vả để giảm cân hoặc tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe thì đều khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên từ bên trong. Do đó, đối với những trường hợp này thì việc uống nước lạnh đem lại lợi ích giúp hạ nhiệt cơ thể.
– Nước lạnh chống đột quỵ do nhiệt
Nếu phải ở ngoài trời nắng trong thời gian dài, đối với việc ngoài trời quá nóng thì nước uống lạnh lúc này giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ nhiệt ở con người.
Lưu ý khi uống nước lạnh
Dù nước lạnh và nước đá có đem lại cảm giác mát mẻ, sự sống và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ gây ra một số các tác hại không lường mà bạn cần tránh khi uống nước lạnh dưới đây:
– Nước lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
– Làm giảm năng lượng.
– Tạo chất nhầy trong cơ thể.
– Uống nước lạnh còn làm giảm nhịp tim.