Đang cưa gỗ thì máy cưa gặp sự cỗ làm thanh gỗ đ.âm sâu vào cổ khiến người đàn ông ở Gia Lai nguy kịch.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đang chữa trị cho ông Trần Anh Dũng (SN 1971, trú tại xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê), người bị tai nạn hy hữu khi 1 thanh gỗ đ.âm sâu vào cổ.
Trước đó, ông Dũng khi dùng máy xẻ gỗ thì chiếc máy gặp sự cố khiến thanh gỗ đang xẻ b.ắn ra, găm sâu vào vùng cổ của nạn nhân. Ngay sau đó, ông Dũng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai trong tình trạng không mạch, không huyết áp và nguy kịch.
Nạn nhân bị thanh gỗ đ.âm sâu vào cổ
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị dị vật là thanh gỗ dài khoảng 0,5 m, rộng 5 cm, dày 1,5 cm cắm sâu 30 cm từ hõm ức xuyên xuống trung thất trước bên phải. Vết thương gây đứt động mạch dưới đòn phải và động mạch cảnh chung phải.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật khẩn cấp trong nhiều giờ và rút dị vật ra khỏi nạn nhân, tiến hành các thủ thuật y khoa kỹ thuật cao như tháo đoạn xương đòn phải, thắt 2 đầu động mạch dưới đòn phải, nối động mạch cảnh chung phải, cầm m.áu vết thương…
Sau ca phẫu thuật, ông Dũng đã qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Hi hữu: Vào viện cấp cứu lúc nửa đêm vì kẹt lưỡi vào… bình nước
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), 2h sáng ngày 30/12, bệnh viện vừa tiếp nhận b.é g.ái 7 t.uổi bị mắc kẹt lưỡi trong bình đựng nước uống.
B.é g.ái vào viện do lưỡi mắc kẹt trong bình nước (Ảnh: BVCC).
Mẹ bé cho biết: Đêm, bé lấy bình nước uống thì bị dính lưỡi vào miệng bình, không gỡ ra được. Sau đó, người nhà phát hiện và đưa bé đến bệnh viện.
Tại Khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Dương Minh Toàn thăm khám thấy phần lưỡi bị kẹt phù nề, hơi tím, có tình trạng thiếu m.áu nuôi. Bé được ổn định tâm lý cho đỡ hoảng sợ.
Sau đó, bác sĩ tiến hành gây tê cho bé, dùng dụng cụ cắt phần nắp bình nước để lấy ra khỏi lưỡi bé
Sau khi nắp bình nước được lấy ra, kiểm tra lại thấy lưỡi bé trầy xước nhẹ, không ra m.áu, còn phù nề. Bé được xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi.
Theo bác sĩ Dương Minh Toàn, đây là 1 tai nạn khá hy hữu. Nếu không xử trí kịp thời thì phần lưỡi bị chèn ép, phù nề thiếu m.áu nuôi có thể b.ị h.oại t.ử và phải phẫu cắt phần lưỡi hoại tử.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh nên để ý đến các vật dụng nhỏ trong nhà, vật dụng có lỗ… vì bé có thể để các bộ phận cơ thể vào (nhất là tay chân) dễ gây mắc kẹt. Nếu trẻ bị kẹt các bộ phận cơ thể vào vật gì đó thì không nên cố gắng lấy ra vì dễ gây phù nề làm siết chặt bộ phận bị kẹt hơn. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý thích hợp.