Khó khăn điều trị HIV ở Tây Nguyên vì kỳ thị

Là khu vực đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, nạn hút chích m.a t.úy và mại dâm ngày càng biến tướng phức tạp ở khu vực Tây Nguyên.

Số người nhiễm HIV có nguồn lây nhiễm ngày càng đa dạng, đặc biệt lây nhiễm trong quan hệ đồng tính. Một khó khăn lớn trong công tác điều trị chính là sự kỳ thị của cộng đồng.

Nhiều người t.ử v.ong sớm vì ngại đi điều trị

Gia đình ông Nguyễn Văn H. ở huyện biên giới Đức Cơ ( Gia Lai) nhiều ngày nay trĩu nặng nỗi buồn vì đã có người thân t.ử v.ong vì nhiễm HIV. Cũng bởi sợ bạn bè, hàng xóm biết mà chê bai, dè bỉu, kỳ thị nên người thân ông H. để liều, sống co cụm, không điều trị kịp thời, dẫn đến bệnh trầm trọng và t.ử v.ong nhanh.

Theo ngành y tế Gia Lai, toàn tỉnh này đã ghi nhận 1.179 trường hợp nhiễm HIV. Trong đó, 414 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong năm 2020, ghi nhận 10 trường hợp t.ử v.ong, nâng tổng số t.ử v.ong do AIDS lên 277 trường hợp.

Số bệnh nhân cao vậy nhưng Gia Lai mới có 1 cơ sở điều trị ARV tại Bệnh viện đa khoa Gia Lai và 1 điểm cấp thuốc ARV cho phạm nhân tại Trại giam Gia Trung. Tình trạng kỳ thị tuy có được cải thiện song sự quan tâm, cảm thông của cộng đồng, gia đình với người nhiễm HIV vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó, lượng lớn người nhiễm HIV là lao động, người làm nghề tự do nên ngại tiếp cận các dịch vụ điều trị của ngành y tế. Đến khi bệnh nặng mới bấn loạn tìm giải pháp thì đã ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị.

Thống kê của Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk) cũng cho thấy, tính riêng đến tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh này tích lũy 2.477 trường hợp nhiễm HIV, tích lũy 1.431 bệnh nhân AIDS và 479 người t.ử v.ong do AIDS. Có 109 bệnh nhân mới nhiễm HIV và 167 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS. Nguồn lây trong giới đồng tính diễn biến khó lường, sợ bị kỳ thị nhiều người không đi điều trị, nhân viên y tế phải nỗ lực vận động.

Thấy rõ tác hại vì để liều khi phát hiện nhiễm HIV, một số bệnh nhân đã cởi bỏ bớt mặc cảm đi điều trị. Hiện nay, tại Đăk Lăk có 450 bệnh nhân điều trị HIV/AIDS. Đều đặn hàng tháng các bệnh nhân đến khám, xét nghiệm và điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế. Với sự tư vấn cặn kẽ, nhiệt tình của cán bộ y tế, người nhiễm có thêm kiến thức về căn bệnh mình mắc phải và có ý thức hợp tác điều trị đầy đủ, phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

kho khan dieu tri hiv o tay nguyen vi ky thi 295 5494381

Tư vấn cho bệnh nhân HIV.

Phối hợp nhiều phương pháp

Theo ngành y tế Lâm Đồng, Đăk Lăk: Để giảm mạnh tình trạng nhiễm HIV trong cộng đồng cần phối hợp nhiều phương pháp trong điều trị. Vừa can thiệp y khoa, vừa tư vấn tâm lý giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống, không chán nản mà làm lây lan ra người thân.

Sở Y tế Đăk Lăk cho biết, người bệnh HIV/AIDS trên địa bàn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ y tế, chính điều này đã giúp họ bớt đi mặc cảm lo lắng, cân bằng tâm lý, hợp tác và tuân thủ điều trị tốt hơn. Thực tế, không ít bệnh nhân HIV/AIDS gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử.

Điều này khiến người nhiễm giấu tình trạng bệnh, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác điều trị. Do đó họ khó tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và có thể vô tình lây truyền HIV cho người khác, làm cho mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng trầm trọng.

Bác sĩ Huỳnh Thị Hồng Sinh, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk chia sẻ: Có rất nhiều trường hợp người nhiễm HIV là nạn nhân hoặc do công việc mà họ bị nhiễm bệnh, có những trường hợp người phụ nữ bị chồng mắc bệnh truyền sang, rồi đ.ứa t.rẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ, những chiến sĩ công an, những cán bộ y tế bị phơi nhiễm nghề nghiệp…

Do vậy, rất cần sự thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ để họ tránh cái nhìn cực đoan về cuộc sống và quan trọng hơn là giúp họ đẩy lùi bệnh tật và tuyệt vọng. Mặt khác, nhận thức được thông tin đầy đủ về căn bệnh này, họ sẽ là tuyên truyền viên đắc lực về phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng, qua đó cũng giúp họ sống có ý nghĩa, tự tin và vui vẻ hơn.

Cũng theo bác sĩ Sinh, cải thiện sức khỏe là niềm vui chung của tất cả bệnh nhân có HIV. Họ được hòa nhập cộng đồng, sinh sống và làm việc như tất cả mọi người. Niềm vui còn được nhân lên gấp bội khi rất nhiều bệnh nhân mang trong mình HIV đã sinh ra những đứa con khỏe mạnh, âm tính hoàn toàn với HIV.

Theo số liệu của Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, trong 9 tháng đầu năm 2020, có 11 sản phụ mắc HIV được điều trị ARV sinh con và nhờ được uống thuốc đầy đủ nên các em bé sinh ra đều không bị lây nhiễm HIV; 11 trẻ được sinh từ mẹ nhiễm HIV và đã được dự phòng ARV ngay từ khi mới sinh.

Từ năm 2020, để giảm sự nóng bỏng của HIV, Gia Lai cũng đã triển khai nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh chiến dịch dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS trong mọi tình huống; Tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông, xóa bỏ kỳ thị. Đặc biệt, chú trọng đến việc tuyên truyền trực tiếp đến các người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm. Bên cạnh đó, thường xuyên thăm các gia đình có người nhiễm HIV để tư vấn họ cách bảo vệ mình và người thân.

Các đối tượng có nguy cơ cao ngày càng thấu hiểu lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV, nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; Lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV; Lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế. Cùng với đó, ngăn chặn mạnh việc lây HIV từ mẹ sang con.

Nỗi sợ bị kỳ thị hơn cả cái c.hết của người phụ nữ nhiễm HIV từ chồng

Với người phụ nữ 32 t.uổi, quê Hà Nam giờ đây căn bệnh HIV không còn đáng sợ như 16 năm trước. Chị không sợ c.hết, điều chị sợ nhất chính là sự kỳ thị.

16 năm trước, chị Hà (32 t.uổi, Hà Nam) biết mình nhiễm HIV do lây từ chồng. Thời điểm đó như nhiều người khác, chị không hề biết gì về căn bệnh này. Năm 2006 chồng chị qua đời. Chị vẫn nhớ thời điểm đó, cả đám tang chỉ có 3 mẹ con vì ai cũng sợ, cũng kỳ thị với người bị HIV/AIDS. Sau đó thì ba mẹ con chị bị đuổi ra khỏi nhà.

Thậm chí đã có thời điểm chị nghĩ từ bỏ cuộc sống để hai con gái không bị dị nghị vì mẹ mắc căn bệnh thế kỷ. Lúc đó chị biết đến nhóm Hoa Hướng dương – một nhóm của các bà mẹ cũng mang H do lây từ chồng. Chị như tái sinh vì thấy mình được chia sẻ.

“Chúng tôi cùng nhau tiếp cận thuốc ARV, cùng tìm hiểu về các phác đồ điều trị. Giờ nói tới phác đồ nào, tôi có thể nói vanh vách”, chị Hà nói.

noi so bi ky thi hon ca cai chet cua nguoi phu nu nhiem hiv tu chong 5ad 5424488

Chị cùng 2 con lên Hà Nội thuê căn nhà nhỏ ở gần Bệnh viện Bạch Mai để lấy thuốc uống định kỳ. Hơn 10 năm qua, chị sống khỏe mạnh nhờ nguồn thuốc viện trợ được cấp phát tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Giờ đây với chị căn bệnh này không còn đáng sợ, điều đáng sợ nhất mà mỗi người bệnh giống như chị phải chịu đựng là sự kỳ thị. Chị không dám về quê, ngay cả khi Trung tâm Bệnh Nhiệt đới phải đóng cửa do Covid-19 vào tháng 3 vừa rồi. Khi đó, các bác sĩ tư vấn cho chị về quê lấy thuốc theo đúng tuyến. Nhưng vì sợ kỳ thị nên chị không về, mà nhờ các bác sĩ liên hệ đến trung tâm khác ở Hà Nội lấy thuốc.

Chị Hà là một trong 1.600 bệnh nhân HIV đang được Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai quản lý và cấp phát thuốc điều trị.

Ông Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, cho biết Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm điều trị HIV với tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế cao nhất cả nước, lên đến hơn 98%. Các loại thuốc mới, các phác đồ điều trị tân tiến giúp cho bệnh nhân hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tới sức khỏe và phòng tránh lây nhiễm.

Chia sẻ tại hội thảo mới đây hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS ngày 1/12, ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết từ một căn bệnh tưởng chừng như “bản án tử hình”, người bệnh hoang mang không còn niềm tin vào cuộc sống, nay HIV/AIDS là một bệnh mạn tính điều trị duy trì như những căn bệnh mạn tính khác (đái tháo đường, cao huyết áp…). Sự kỳ thị xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn song đã dần được cải thiện. Người bệnh đã hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã và đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư dưới 0,26%. Tuy nhiên nhóm nguy cơ cao hiện nay tập trung chủ yếu trong nhóm đối tượng nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới.

Theo ước tính của các chuyên gia, trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và hơn 200.000 người không bị t.ử v.ong do HIV/AIDS.

“Việt Nam là một trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng hàng đầu thế giới, cùng với Anh, Đức và Thụy Sĩ. Với kinh nghiệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS cùng với những kết quả đã đạt được, mục tiêu chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030 không còn xa”, ông Hùng nhấn mạnh.

Một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, tuân thủ điều trị tốt thì sau 6 tháng sẽ có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Khi đó, họ sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ t.ình d.ục, làm giảm lây truyền từ mẹ sang con.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *