Lý do trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ

Trẻ mắc bệnh lý này không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến xơ gan.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết thừa cân, béo phì là vấn đề thách thức trên toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở trẻ 6-11 t.uổi tại TP.HCM hiện là 12%. Tại Hà Nội, con số này là 8-9%. Ngoài tác động xấu đến sức khỏe, tình trạng này đưa đến căn bệnh nguy hiểm ở trẻ là gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ gặp ở trẻ thừa cân, béo phì. Đa số trẻ không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm bụng. Khoảng 7% trẻ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu. Trong khi đó, con số này ở trẻ béo phì là 34%.

Bác sĩ Ngân cho biết đơn vị này đang điều trị cho b.é t.rai 8 t.uổi, bị gan nhiễm mỡ. Trước đó, trẻ nhập viện trong tình trạng thừa cân, men gan tăng cao. Phải qua nhiều lần xét nghiệm, hội chẩn và làm sinh thiết, các bác sĩ mới chẩn đoán chính xác căn bệnh trẻ mắc phải.

“Gan nhiễm mỡ ở trẻ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu là giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn, cắt giảm tinh bột, đường, chất béo kết hợp tập thể dục mỗi ngày. Bệnh nhi này được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục và tái khám lại sau một tháng”, bác sĩ Ngân nói.

    ly do tre nho bi gan nhiem mo 434 5241687

    Diễn biến của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Ảnh: BV Nhi đồng 2.

    Theo bác sĩ Ngân, gan nhiễm mỡ không được phát hiện và điều trị kịp thời, theo thời gian, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như xơ gan. Tình trạng này ở trẻ được chẩn đoán dựa vào sinh thiết, tuy nhiên, đây là thủ thuật khá xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.

    Bệnh nhi phải tái khám định kỳ từ 1-6 tháng để đ.ánh giá dinh dưỡng và xét nghiệm lại men gan. Men gan giảm đồng nghĩa các tế bào gan bị thoái hóa mỡ có sự phục hồi.

    Bác sĩ Ngân khuyến cáo gan nhiễm mỡ ở trẻ có thể được tầm soát, phát hiện qua xét nghiệm men gan. Trẻ ở độ t.uổi 9-11, nhất là trường hợp thừa cân, béo phì nên tầm soát sớm bệnh lý này.

    Theo Healthline, gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan sự tích tụ chất béo nhiều hơn tình trạng viêm làm tổn thương các tế bào gan. Trong giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ có thể phục hồi được. Tuy nhiên, bệnh thường không được chẩn đoán sớm. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ xơ gan, ung thư gan.

    Ngoài ra, gan nhiễm mỡ không do rượu còn làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh khác như tim mạch, đái tháo đường và thận.

    B.é t.rai mới 8 t.uổi đã bị gan nhiễm mỡ

    Nhập viện trong tình trạng tăng men gan kéo dài, cơ địa thừa cân, cậu bé được bác sĩ xác định bị gan nhiễm mỡ. Bệnh lý này ở t.rẻ e.m chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể phòng ngừa.

    Đó là trường hợp của bé N.V.D. (8 t.uổi) vừa được tiếp nhận, điều trị tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM. Gia đình được biết, bệnh nhi bị tăng men gan kéo dài đã 1 năm qua. Thời điểm vào viện, bé có cân nặng hơn 40kg, thường bị khó tiêu, chướng bụng.

    be trai moi 8 tuoi da bi gan nhiem mo 8a8 5237484

    Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ đối mặt với bệnh lý gan nhiễm mỡ (ảnh: minh họa)

    Các kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số men gan (ALT) lúc nhập viện của bệnh nhi lớn hơn 200 UL. Tuy nhiên, các xét nghiệm tìm nguyên nhân không ghi nhận bất thường, bác sĩ đã hội chẩn và quyết định thực hiện thủ thuật sinh thiết gan. Kết quả sinh thiết cho thấy, gan của bệnh nhi bị nhiễm mỡ với hình ảnh nhiều tế bào gan bị thoái hóa mỡ.

    Xác định, đây là tình trạng bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu bia ở t.rẻ e.m, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhi sang khám dinh dưỡng về chế độ ăn và hướng dẫn phụ huynh thực hiện đúng chế độ ăn uống cho trẻ kết hợp với tập thể dục để giảm cân.

    BS Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết gan nhiễm mỡ thường gặp ở trẻ thừa cân, béo phì, đa số không có triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm bụng ghi nhận hình ảnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, chiếm khoảng 7% ở t.rẻ e.m và lên đến 34% ở trẻ béo phì.

    Bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào gan của trẻ sẽ bị phá hủy khiến bệnh nhân đối mặt với biến chứng như xơ gan đe dọa tới sức khỏe và sinh mạng suốt phần đời còn lại. Việc chẩn đoán xác định gan nhiễm mỡ thường dựa vào sinh thiết gan. Tuy nhiên, đây là thủ thuật xâm lấn nên chỉ được thực hiện trong một số trường hợp có yếu tố nguy cơ cao.

    be trai moi 8 tuoi da bi gan nhiem mo aa1 5237484

    Nếu phát hiện, can thiệp hỗ trợ trễ trẻ bị gan nhiễm mỡ sẽ đối mặt với những nguy hiểm do xơ gan (đồ họa: BV Nhi Đồng 2)

    Bệnh lý gan nhiễm mỡ ở t.rẻ e.m hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Giải pháp tốt nhất có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng gan nhiễm mỡ được thực hiện bằng các biện pháp không cần dùng thuốc. Trẻ chỉ cần giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn, cắt giảm tinh bột, chất đường, chất béo kết hợp tập thể dục mỗi ngày.

    Những bệnh nhi được chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ sẽ được bác sĩ chỉ định khám định kỳ từ 1 đến 6 tháng để đ.ánh giá lại dinh dưỡng và xét nghiệm lại men gan. Các tế bào gan bị thoái hóa mỡ sẽ phục hồi khi chỉ số men gan ở bệnh nhi giảm.

    Thừa cân béo phì ở t.rẻ e.m đang là vấn nạn gia tăng nguy cơ bệnh tật ở Việt Nam đặc biệt là tại các thành phố lớn. Trẻ thừa cân béo phì thường ăn uống mất kiểm soát, nhưng lười vận động. Tuy nhiên, tình trạng trên xuất phát từ chính việc nuôi dưỡng của các bậc phụ huynh, vì thiếu kiến thức hoặc thích con cơ thể mũm mĩm nhiều phụ huynh đã thúc em bắt trẻ ăn uống dung nạp quá nhiều thực phẩm đặc biệt là các thức ăn chứa nhiều chất béo.

    Bác sĩ khuyến cáo để tránh nguy cơ bệnh tật nói chung và bệnh gan nhiễm mỡ nói riêng ở nhóm trẻ thừa cân, béo phì, các bậc cha mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, tăng cường vận động thể lực. Ở nhóm trẻ thừa cân, béo phì từ 9 đến 11 t.uổi là độ t.uổi được khuyến cáo cần tầm soát bệnh lý gan nhiễm mỡ. Tầm soát phát hiện sớm và hỗ trợ kịp thời là giải pháp giúp bệnh nhi tránh được các nguy hiểm có thể xảy ra.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *