Khi chứng kiến một người đàn ông bị điện giật nguy cơ t.ử v.ong. Em Khoa bình tĩnh vào nhà gọi cho mẹ đang làm điều dưỡng ở bệnh viện nhờ đưa xe cấp cứu đến để cấp cứu người đàn ông này.
Khoảng 15h30 ngày 2/1, ông Nguyễn Đ.H. (SN 1973, trú xã Điện An, thị xã Điện Bàn) trong lúc dùng điện để chích cá ở hồ nước gần nhà thì bị điện giật. Khi ông H. ngã xuống nước, nhiều người đã chạy đến cứu giúp bằng cách cắt cầu dao, đưa lên ông H. lên đường.
Em Phạm Anh Khoa
Một người hô to “Ai biết số điện thoại cấp cứu Bệnh viện Vĩnh Đức không thì gọi cho xe đến cấp cứu với”. Em Phạm Anh Khoa (SN 2009) nhà gần nhà nạn nhân nghe vậy nhanh chóng chạy vào nhà, bình tĩnh lấy điện thoại gọi cho mẹ là điều dưỡng Trần Thị Ngà (đang làm việc ở Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức) nói: “Mẹ ơi, mẹ điện cho xe cấp cứu, bác H. gần nhà mình bị điện giật rồi”.
Điều dưỡng Ngà sau khi nghe con gọi điện tức tốc báo khoa xin xe cấp cứu, chuẩn bị dụng cụ, thuốc men rồi cùng điều dưỡng Trần Nguyễn Ngọc Vũ lên xe đi ngay. Trên đường đi, điều dưỡng Ngà hướng dẫn con trai qua điện thoại: “Con nói mấy chú ép tim ngay, ép liên tục nghe”.
Điều dưỡng Trần Thị Ngà, mẹ của em Khoa
Không đầy 10 phút sau xe cấp cứu đến. Lúc này ông H. đã được đưa lên đường, nhiều người đang ép tim. Hai điều dưỡng đến phối hợp ép tim, bóp bóng hỗ trợ hô hấp, tiêm thuốc, truyền dịch, khẩn trương đưa nạn nhân lên xe đến bệnh viện.
Theo điều dưỡng Ngà, khi đến nơi ông H. nằm bất động, không có mạch, không có huyết áp. Ông H. liên tục được ép tim, bóp bóng hỗ trợ liên tục trên xe.
Vào đến Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được hồi sức tích cực ngay (đặt nội khí quản, thở oxy, thuốc men, chuyền dịch…). Bệnh nhân được sốc tim 3 lần. Đến lần thứ 3 tim bệnh nhân đ.ập trở lại, mạch trên 90 lần/phút, huyết áp 100/70 mmHg. Bệnh nhân tự thở được.
Hồ nước nơi ông H. bị giật điện. Vị trí đ.ánh dấu X. là nơi ông H được đưa lên cấp cứu. (Ảnh: bác sĩ Nguyễn Bửu Thuyên)
Bệnh nhân được chuyển ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ngay sau đó. Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, đến chiều 4/1, bệnh nhân H. đã được rút nội khí quản, nói chuyện, tự ngồi dậy, đi lại được.
Bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức cho hay, việc phát hiện, cấp cứu người bị điện giật được thực hiện rất khẩn trương. Trong đó phải kể đến sự lanh trí, bình tĩnh của em Khoa. Em không biết số điện thoại của bệnh viện nhưng biết mẹ đang làm ở Khoa Cấp cứu nên đã bình tĩnh gọi điện cho mẹ.
Khoa hiện là học sinh lớp 6, trường THCS Phan Chu Trinh (xã Điện An, thị xã Điện Bàn). Liên tục 6 năm, em Khoa đều là học sinh giỏi.
Tháo vòng tránh thai cho người phụ nữ 70 t.uổi
Vòng tránh thai nằm trong tử cung người phụ nữ suốt 30 năm vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam) tháo bỏ.
Ngày 25/12, bác sĩ Nguyễn Bửu Thuyên, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, cho biết bà L.T.N. (70 t.uổi, ở xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) đến cơ sở y tế này xin tháo vòng tránh thai.
Vòng tránh thai được bác sĩ lấy ra ngoài. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Sau khi tháo, vòng tránh thai còn nguyên vẹn dù nằm trong tử cung người phụ nữ 30 năm. Theo bác sĩ Thuyên, đây là vòng tránh thai loại cũ, hiện không còn sử dụng.
“Vòng tránh thai để quá lâu có nguy cơ gãy, vỡ, xuyên thủng tử cung, rơi vào ổ bụng hoặc bàng quang rất nguy hiểm”, bác sĩ Thuyên khuyến cáo.
Cũng theo bác sĩ này, trước đây, theo quy định, vòng tránh thai có thời hạn 5 năm. Hiện nay, chúng ta chỉ có một loại với thời hạn tối đa 9 năm.
Vòng tránh thai (hay dụng cụ tử cung – IUD) là dụng cụ bằng nhựa hình chữ T được đặt vào lòng tử cung. Phương tiện này có tác dụng gây phản ứng viêm, ngăn trứng (nếu có thụ tinh) làm tổ và phát triển thành bào thai.
Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình g.iao h.ợp. Nó có hiệu quả tránh thai lên đến 95-97%.