Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Dù bệnh nghiêm trọng là thế, nhưng có thể dự phòng được nếu có lối sống lành mạnh ngay từ trẻ.
Bệnh ĐTĐ ngày càng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh
Trước đây, bệnh ĐTĐ type 2 thường chỉ gặp ở bệnh nhân từ 30 t.uổi trở lên, nay bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thanh niên từ 20 đến dưới 30. Thậm chí nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ 9-13 t.uổi. Tại Việt Nam, năm 2019 ghi nhận có khoảng 3,8 triệu người mắc ĐTĐ và con số dự báo tăng lên khoảng 6,1 triệu người vào năm 2040. Theo các chuyên gia, bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng và trẻ hóa là do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa…
Những sai lầm bệnh nhân ĐTĐ hay mắc phải
TS. BS. Phạm Thúy Hường – Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết: Đối với bệnh nhân ĐTĐ, trên thực tế có rất nhiều sai lầm xuất phát từ việc không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị.
Rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường và tinh bột sẽ mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết (ĐH). Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người ĐTĐ cần phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipid, vitamin, chất xơ… Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vấn đề thể lực cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả điều trị và kiểm soát ĐH của bệnh nhân.
Việc kiêng hoàn toàn tinh bột sẽ không tốt cho người bị đái tháo đường.
Một sai lầm thường gặp của bệnh nhân ĐTĐ đó là dùng đơn thuốc của người khác. Thực tế lâm sàng có rất nhiều người bệnh ĐTĐ đã và đang điều trị bằng đơn thuốc của người quen hoặc do người thân mách bảo. Nhưng để điều trị ĐTĐ, mỗi bệnh nhân sẽ có một mục tiêu điều trị riêng, việc dùng thuốc của mỗi người phải dựa trên nền bệnh lý và những bệnh phối hợp khác như: suy gan, suy thận, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch… Do đó, không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia. Tình trạng sử dụng đơn thuốc của người khác đôi khi để lại những tác hại như: tăng hoặc giảm ĐH quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…
Nhiều bệnh nhân chỉ đo ĐH vào lúc đói và do tiết kiệm nên 1 tuần chỉ đo ĐH 1-2 lần. Nhưng nếu chỉ theo dõi ĐH vào lúc đói là chưa đủ, theo dõi ĐH sau ăn là việc làm rất quan trọng, bởi ĐH sau ăn quá cao cũng gây ra nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh bắt buộc phải theo dõi ĐH cả lúc đói và sau ăn. Không phải chỉ đo ĐH một vài lần/tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi ĐH ổn định rồi thì sẽ giảm dần số lần thử ĐH trong ngày.
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đa phần là người lớn t.uổi, nên ngoài mắc ĐTĐ, họ thường mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, mỡ m.áu… Nhưng rất nhiều bệnh nhân chỉ lo sợ về bệnh ĐTĐ và chỉ kiểm soát ĐH mà quên đi tình trạng tăng huyết áp và rối loạn lipid m.áu cũng là 2 yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh. Do đó, người bệnh kiểm soát ĐH cần phải song song với việc theo dõi mỡ m.áu cũng như huyết áp.
Một số khác lại bỏ thuốc Tây y vì sợ hại và tìm đến thuốc Đông y, thậm chí không rõ nguồn gốc và để lại hậu quả nặng nề. Hơn nữa, do thiếu hiểu biết, nhiều bệnh nhân đã tự chữa các vết loét bàn chân ở nhà gây nhiều biến chứng…
Trước thực trạng trên, TS. Phạm Thúy Hường khuyến cáo: Mỗi người bệnh ĐTĐ cần được một bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và xây dựng cho riêng mình một mục tiêu điều trị để có thể kiểm soát bệnh tốt và hạn chế biến chứng.
Dùng thuốc mua qua mạng, người phụ nữ sụt còn 36 kg
Do nghe lời giới thiệu của người quen, nữ bệnh nhân đái tháo đường chuyển sang uống thuốc mua trên mạng dẫn đến diễn biến xấu.
Mới đây, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Bộ (70 t.uổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội) trong tình trạng nồng độ đường huyết cao (hơn 39 mmol/l), mất nước, mệt mỏi nhiều.
Chia sẻ với Zing về quãng thời gian qua, bà Bộ ngậm ngùi: “Nghĩ lại thì giờ cũng đã muộn. Tôi thấy mình may mắn vì đã đến bệnh viện sớm”.
Mua thuốc trên mạng vì mong khỏi bệnh nhanh
Trước đó, bệnh nhân Bộ được phát hiện mắc đái tháo đường, tăng huyết áp nhiều năm và phải duy trì điều trị theo đơn thuốc của bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, khoảng 8 tháng gần đây, bệnh nhân được người quen giới thiệu, mua một loại thuốc được quảng cáo trên Internet. Bà sử dụng loại thuốc này và ngưng hoàn toàn thuốc đái tháo đường được bác sĩ kê trước đó.
Nữ bệnh nhân từng nguy kịch sau khi dùng thuốc trị tiểu đường mua qua Internet. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Nữ bệnh nhân cho biết sau một thời gian uống thuốc, bà thấy cơ thể mệt mỏi và phải nhờ con gái yêu cầu đơn vị bán hàng đổi loại khác. Tuy nhiên, sau khi sử dụng loại mới, tình trạng mệt mỏi không tiến triển, thậm chí một bên mắt phải của bà gần như không còn thấy gì. Lúc này, bà xin chuyển xuống điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
“Uống thuốc được một thời gian, tôi thấy mệt và xuống cân nhiều. Ban đầu tôi nặng 54 kg, giờ chỉ còn 36 kg. Hồi đó vì muốn nhanh khỏi nên ai bảo gì tôi cũng làm theo”, bà Bộ cho hay.
Theo lời kể của gia đình, chi phí cho mỗi hộp thuốc là 400 nghìn đồng. Đến thời điểm nhập viện, gia đình đã tiêu tốn tổng cộng 2,4 triệu đồng cho việc điều trị bằng loại thuốc này.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, các bác sĩ đã phải nhanh chóng bù dịch, sử dụng insulin cho bệnh nhân để kiểm soát đường huyết. Sau 2 ngày điều trị, toàn trạng bệnh nhân đã khá hơn, các triệu chứng như khát nước, mệt mỏi được cải thiện.
Đái tháo đường chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu, đái tháo đường (tiểu đưởng) là bệnh mạn tính do tuyến tụy tiết insulin không đủ hoặc tế bào mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể gây tăng đường huyết. Hai nguyên nhân này thậm chí có thể xảy ra đồng thời.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Đái tháo đường có thể chia thành 3 loại chính là đái tháo đường type 1 (chiếm khoảng 10% số trường hợp, thường gặp ở t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên), đái tháo đường type 2 (chiếm khoảng 90%, thường gặp ở người trưởng thành) và đái tháo đường thai kỳ (tăng đường huyết trong khi mang thai).
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn và vận động, người bệnh đái tháo đường type 1 buộc phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết. Trong khi đó, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể dùng các loại thuốc viên hạ đường huyết hoặc insulin kết hợp. Sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu điều chỉnh chế độ ăn không đạt mục tiêu, phải dùng thêm insulin kiểm soát đường huyết để tránh nguy cơ cho mẹ và bé.
Thạc sĩ Đồng khẳng định bệnh đái tháo đường hiện chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tuân thủ điều trị tốt kết hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn, vận động, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe với bệnh.
“Bệnh nhân đôi khi mang tâm lý quá lo lắng do nghĩ đái tháo đường là bệnh phải điều trị suốt đời. Đồng thời, một số cơ sở hiện nay hứa hẹn việc dùng các loại thuốc khác nhau sẽ giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh hoàn toàn khiến nhiều người tin tưởng và làm theo. Do đó, người bệnh cần tỉnh táo và trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn cũng như cho lời khuyên phù hợp, tránh dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép”, bác sĩ Đồng nhấn mạnh.
Theo ông, hiện nay thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế kiểm chứng và cấp phép. Bệnh nhân sau một thời gian sử dụng và ngưng thuốc được bác sĩ kê, khi khám lại mới phát hiện đường huyết tăng cao hoặc xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, toan chuyển hóa nặng nề phải lọc m.áu cấp cứu, thậm chí t.ử v.ong vì đến bệnh viện quá muộn.
Do đó, bác sĩ Đồng khuyến cáo khi bị đái tháo đường, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên khoa nội tiết, đái tháo đường để được đ.ánh giá, chẩn đoán và xác định các yếu tố nguy cơ. Từ đó, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tổng thể, phù hợp với bệnh nhân.