Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vết cắn bị sưng, phù nề, lan đến giữa cẳng tay.
Đó là trường hợp của bệnh nhân N.P.T. (43 t.uổi, ngụ tại Bình Dương). Trước đó, người đàn ông này ra vườn nhà hái rau, bất ngờ cảm thấy đau nhói ở bàn tay trái. Ông T. thấy ngón tay có 2 lỗ nhỏ c.hảy m.áu, giống vết cắn của rắn. Bệnh nhân và gia đình đã tìm khắp vườn để xác định con vật cắn.
Sau khoảng 10 phút, người nhà bệnh nhân bắt được một con rắn lục đuôi đỏ. Ngay lập tức, ông T. được người nhà garo vùng bị cắn và đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương nặng ở vị trí rắn cắn khiến bàn tay phù nề. Các bác sĩ nhanh chóng xử trí bằng cách dùng kháng sinh, rửa vết cắn ngừa n.hiễm t.rùng, tiêm phòng uốn ván, truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục.
Bàn tay của bệnh nhân sưng nề sau khi bị rắn cắn. Ảnh: BVCC.
Sau một giờ, sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến xấu. Người đàn ông này tiếp tục được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn. May mắn, tổn thương ngưng diễn tiến. Bệnh nhân được truyền thêm 3 lọ huyết thanh, duy trì trong 18 giờ.
Sau điều trị, sức khỏe của ông T. được kiểm soát, vết thương giảm sưng nề và được xuất viện.
Theo bác sĩ Vũ Ngọc Chức, Trưởng khoa Cấp cứu, hàng năm, cơ sở y tế này tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Đây là tai nạn xảy ra quanh năm. Ở nước ta, các trường hợp bị rắn độc cắn thường gặp do là rắn hổ và rắn lục. Nếu không xác định được loại rắn độc nào cắn, bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện nhóm triệu chứng để nhận diện nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Với họ rắn hổ, 2 nhóm biểu hiệu thường gặp là tổn thương mô ở vị trí cắn (đau, phù nề, hoại tử) và biểu hiện thần kinh (yếu cơ, liệt cơ, liệt dây thần kinh). Nguyên nhân t.ử v.ong trước khi nhập viện thường gặp là yếu liệt cơ hô hấp.
Với họ rắn lục, 2 nhóm biểu hiệu thường gặp là tổn thương mô và biểu hiện bất thường về huyết học (c.hảy m.áu, rối loạn đông m.áu). Nguyên nhân t.ử v.ong thường là c.hảy m.áu, mất m.áu diễn tiến rất nhanh và nặng.
Bác sĩ Chức nhấn mạnh thực hiện sơ cứu ban đầu và chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn. Một số sai lầm phổ biến trong sơ cứu rắn cắn là rạch, hút nọc độc, buộc garo, bôi các chất lạ vào vùng bị thương. Việc sơ cứu không đúng sẽ gây hại thêm cho người bị rắn cắn như n.hiễm t.rùng, đoạn chi và thậm chí t.ử v.ong.
N.ữ s.inh có hộp sọ gửi ngân hàng mong sớm được đến trường
Một n.ữ s.inh 18 t.uổi ở Bình Dương bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, phải trải qua 4 lần phẫu thuật sức khỏe mới phục hồi.
Đến ngày 7-9, sau 4 lần mổ não, gắn lại hộp sọ, sức khỏe n.ữ s.inh H.T.P (18 t.uổi, ở Bình Dương) đã hồi phục, có thể ăn uống, đi lại và nhận thức bình thường.
“Tuy P. vẫn còn chịu cú sốc tâm lý khi phải đi ra đường do ám ảnh sau tai nạn nhưng nhìn con trả lời rành rọt từng câu hỏi của người thân đã là một nỗi vui mừng to lớn không thể diễn tả hết bằng lời. Hy vọng trong thời gian tới P. có thể sớm hồi phục hoàn toàn và được đến trường như mong muốn” – mẹ n.ữ s.inh P. chia sẻ.
Trước đó, cô gái bị tai nạn giao thông, được đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não, m.áu tụ màng cứng bên phải lượng nhiều, lơ mơ, tiếp xúc khó, được các bác sĩ mổ khẩn cấp giải áp não.
Cô gái sau 4 lần phẫu thuật do chấn thương sọ não đã bình phục
Cuộc mổ đầu tiên bên phải kéo dài 4 tiếng, sau mổ nghi ngờ có tình trạng m.áu tụ bên đối diện, P. được chụp phim CT-Scan sọ não kết quả ghi nhận có m.áu tụ dưới màng cứng bên trái. Cuộc phẫu thuật thứ 2 bên trái kéo dài 3 tiếng. Sau mổ, P. được chăm sóc, hồi sức tích cực tại khoa ICU.
Nắp sọ 2 bên được bệnh viện gửi ở ngân hàng mô để sau khi P. ổn có thể đặt lại nắp sọ. Sau 2 tuần điều trị và theo dõi, P. được xuất viện về nhà để chờ cuộc phẫu thuật tiếp theo.
Lần thứ 3 P. được vá lại phần sọ khuyết bên trái, 3 tháng sau em tiếp tục trải qua cuộc phẫu thuật thứ 4 để vá phần sọ bên phải sau 1 năm kể từ bị tai nạn (từ 9-2019). Chỉ 2 ngày sau cuộc phẫu thuật thứ 4, bệnh nhân đã hồi phục rất nhanh, có thể ăn uống, đi lại và nhận thức bình thường.
Theo BS.CKI Trương Long Vỹ, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện quận Thủ Đức TP, đây là một trường hợp chấn thương sọ não nặng, được nhận diện và xử lý cấp cứu nhanh chóng để cứu sống bệnh nhân.