Phương pháp đốt điện được coi là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng xảy ra tình trạng ngoài ý muốn do kỹ thuật viên quá tay làm thủng vách ngăn giữa hai lỗ mũi trong quá trình thực hiện.
Ảnh minh họa
Từ nhỏ, con gái tôi hay bị c.hảy m.áu cam. Tôi đưa cháu đi khám và điều trị bằng nhiều cách nhưng hễ thời tiết hanh khô hoặc ngủ phòng máy lạnh là cháu lại bị c.hảy m.áu cam.
Bác sĩ cho biết do thành mạch trong mũi của cháu mỏng nên dễ bị c.hảy m.áu cam nếu cọ quẹt hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Giải pháp tối ưu để chấm dứt tình trạng c.hảy m.áu cam là đốt điện. Tuy nhiên, sau khi đốt điện không may vách ngăn giữa hai lỗ mũi của cháu lại bị thủng. Nay cháu mới 10 t.uổi, vậy có ảnh hưởng gì tới chức năng nâng đỡ mũi không?
Nguyễn Văn Thêm (Q.Tân Bình, TP.HCM)
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Phó khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM , trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây c.hảy m.áu cam ở trẻ nhỏ. Nếu đã loại trừ được nguyên nhân ác tính do có khối u chèn ép trong hốc mũi thì không đáng lo.
Trong trường hợp lượng m.áu cam chảy nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe thì mới cần can thiệp điều trị.
Phương pháp đốt điện được coi là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng xảy ra tình trạng ngoài ý muốn do kỹ thuật viên quá tay làm thủng vách ngăn giữa hai lỗ mũi trong quá trình thực hiện.
Thủng vách ngăn này không gây ảnh hưởng tới chức năng nâng đỡ của mũi. Nếu bé và gia đình có nhu cầu thì vẫn vá lỗ thủng vách ngăn mũi được.
Lỗ thủng nhỏ có thể điều chỉnh vá lại bằng chính vạt da của bệnh nhân, còn lỗ thủng lớn hơn bác sĩ sẽ cân nhắc vá bằng vật liệu phù hợp.
Hi hữu: Vào viện cấp cứu lúc nửa đêm vì kẹt lưỡi vào… bình nước
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), 2h sáng ngày 30/12, bệnh viện vừa tiếp nhận b.é g.ái 7 t.uổi bị mắc kẹt lưỡi trong bình đựng nước uống.
B.é g.ái vào viện do lưỡi mắc kẹt trong bình nước (Ảnh: BVCC).
Mẹ bé cho biết: Đêm, bé lấy bình nước uống thì bị dính lưỡi vào miệng bình, không gỡ ra được. Sau đó, người nhà phát hiện và đưa bé đến bệnh viện.
Tại Khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Dương Minh Toàn thăm khám thấy phần lưỡi bị kẹt phù nề, hơi tím, có tình trạng thiếu m.áu nuôi. Bé được ổn định tâm lý cho đỡ hoảng sợ.
Sau đó, bác sĩ tiến hành gây tê cho bé, dùng dụng cụ cắt phần nắp bình nước để lấy ra khỏi lưỡi bé
Sau khi nắp bình nước được lấy ra, kiểm tra lại thấy lưỡi bé trầy xước nhẹ, không ra m.áu, còn phù nề. Bé được xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi.
Theo bác sĩ Dương Minh Toàn, đây là 1 tai nạn khá hy hữu. Nếu không xử trí kịp thời thì phần lưỡi bị chèn ép, phù nề thiếu m.áu nuôi có thể b.ị h.oại t.ử và phải phẫu cắt phần lưỡi hoại tử.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh nên để ý đến các vật dụng nhỏ trong nhà, vật dụng có lỗ… vì bé có thể để các bộ phận cơ thể vào (nhất là tay chân) dễ gây mắc kẹt. Nếu trẻ bị kẹt các bộ phận cơ thể vào vật gì đó thì không nên cố gắng lấy ra vì dễ gây phù nề làm siết chặt bộ phận bị kẹt hơn. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý thích hợp.