Top thực phẩm giàu chất xơ hòa tan không nên bỏ lỡ

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và duy trì vóc dáng thon gọn.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại thực phẩm khá bình dân và phổ biến nhưng lại ẩn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Trong mồng tơi có chứa chất xơ hòa tan pectin có tác dụng nhuận tràng, chống béo phì và giảm mỡ m.áu. Đồng thời đây cũng là loại rau chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, B giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe.

Khoai lang

Một củ khoai lang trung bình chứa khoảng 4 gam chất xơ và gần một nửa trong số đó là chất xơ hòa tan. Do đó, khoai lang có thể đóng góp đáng kể vào tổng lượng chất xơ hòa tan trong khẩu phần ăn của bạn, giúp bạn quản lý trọng lượng cơ thể một cách dễ dàng.

Súp lơ

Súp lơ không chỉ là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn là món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Trong súp có chứa hàm lượng vitamin K cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông m.áu của cơ thể và là nguồn cung cấp kali, vitamin C.

Súp lơ là loại thực phẩm chứa nguồn chất xơ dồi dào, với khoảng 2,6 gam chất xơ có trong mỗi 100 gam súp lơ và hơn một nửa trong số đó là dạng chất xơ hòa tan.

top thuc pham giau chat xo hoa tan khong nen bo lo d4f 5496695

Mồng tơi, khoai lang, yến mạch, súp lơ,… là những thực phẩm rất giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Đồ họa: Kim Nhung

Yến mạch

Trong yến mạch có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Một bát yến mạch có thể cung cấp cho bạn khoảng 1 – 2g chất xơ hòa tan.

Chất xơ hòa tan có trong yến mạch được gọi là betaglucan. Chất này có tác dụng gắn với các cholesterol trong đường ruột và đào thải ra ngoài, nhờ đó làm giảm đáng kể lượng cholesterol có trong m.áu.

Đậu đen

Trong đậu đen có chứa pectin, đây là một dạng chất xơ hòa tan, có dạng keo trong nước. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn đồng thời giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trong đậu đen rất giàu protein và sắt, chứa ít calo và gần như không có chất béo.

Đậu Lima

Đậu Lima hay còn được gọi là đậu bơ, là nguồn thực phẩm dồi dào khoáng chất và sắt. Thực tế, đậu Lima có chứa hàm lượng chất xơ thấp hơn so với đậu đen, nhưng hàm lượng chất xơ hòa tan của chúng lại gần như giống hệt như đậu đen. Các chất xơ hòa tan có trong đậu Lima có công dụng giảm lượng đường trong m.áu sau bữa ăn.

Bài thuốc đơn giản chữa táo bón, mụn nhọt từ rau mồng tơi

Ngoài vai trò là một loại rau ăn, mồng tơi cũng là vị thuốc thường dùng trong y học dân gian với công dụng chữa nhiều loại bệnh phổ biến.

Theo GS Đoàn Thị Nhu, PGS Phạm Duy Mai cùng nhiều nhà nghiên cứu khác trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật), mồng tơi có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc. Loại cây này thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra m.áu, da nổi ban, mụn nhọt.

Có 3 công tức từ rau mồng tơi thường dùng để trị chứng táo bón. Theo đó, người bệnh có thể lấy lá và cành non mồng tơi nấu canh ăn. Hoặc dùng công thức: rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, 1 – 2 củ khoai sọ, rửa sạch, thái nhỏ để nấu, ăn trong ngày.

Cũng có thể kết hợp rau mồng tơi với 3 loại rau khác là rau má, rau đay, rau lang, mỗi thứ 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống trong ngày.

Các chuyên gia y hoc cổ truyền nhấn mạnh, những người cao t.uổi bị bệnh táo bón nên dùng rau mồng tơi để ăn hàng ngày. Những người cơ thể tỳ lạnh, đại tiện phân lỏng không nên dùng mồng tơi.

bai thuoc don gian chua tao bon mun nhot tu rau mong toi 95b 5447992

Rau mồng tơi – Hình minh họa: farmflavor.com

Ngoài công dụng trị táo bón, mồng tơi còn có công dụng tốt trong chữa mụn và mụn đầu đinh. Cụ thể, lấy lá mồng tơi 50g, lá ớt 50g, xương rồng bà có gai (một khúc cành cạo sạch gai) rửa sạch, giã nát để đắp lên vết mụn, ngày thay thuốc một lần. Đồng thời, kết hợp uống cùng nước sắc lá bồ công anh 20g, măng tre 20g, gừng 8g trong từ 3 đến 5 ngày.

Lá mồng tơi giã nát để đắp cũng là bài thuốc thường xuyên được sử dụng để chữa chứng đầu vú nứt nẻ ở phụ nữ.

Ở nước ngoài, rau mồng tơi cũng được tin dùng để chữa nhiều chứng bệnh. Đặc biệt, người ta không chỉ sử dụng lá rau mồng tơi mà còn dùng các bộ phận khác của loại cây này.

Tại Malaysia, lá mồng tơi giã nát, dùng đắp bên ngoài cũng có công dụng chữa mụn nhọt. Ở Indonesia, nước sắc của lá dùng làm thuốc tẩy giun nhẹ cho t.rẻ e.m. Dịch ép của lá với một ít nước chanh và nước dừa thường được dùng cho phụ nữ có thai, còn các bà đỡ thường cho phụ nữ đẻ uống hỗn hợp dịch ép từ lá mồng tơi và lá dâm bụt. Lá mồng tơi phối hợp với riềng và giấm là bài thuốc chữa thổ tả. Ở Philippines, rễ mồng tơi giã nát đắp ngoài làm thuốc tiêu sưng, dịch ép từ rễ bôi lại có công dụng chữa trứng cá.

Ngoài các công dụng chữa bệnh trên, nhiều phụ nữ nước ngoài còn dùng hạt mồng tơi bỏ vỏ phơi khô, tán thành bột mịn, trộn với mật ong, bôi hàng ngày lên mặt để giúp cho da mặt trở nên mịn màng tươi sáng. Bột mồng tơi trộn với phấn hoa cũng có công dụng trong điều trị bệnh rôm sảy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *