Phẫu thuật tuyến giáp qua nội soi ngả nách – quầng vú bằng dao cắt siêu âm giúp người bị bướu giáp đảm bảo được tính thẩm mỹ khi không để lại “đường mổ kinh điển”, nhất là đối với bệnh nhân nữ.
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh: Ảnh: TN
BS CKII Nguyễn Văn Việt Thành, Phó trưởng khoa lồng ngực, bướu cổ – Bệnh viện Bình Dân (TPHCM), cho biết, bướ u giáp là một bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tỉ lệ bệnh trong cộng đồng dao động 4-13%.
Hiện nay, có rất nhiều người bệnh không không biết rằng mình bị u giáp cho đến khi được phát hiện vô tình khi đi kiểm tra sức khỏe. Điển hình như trường hợp của chị V.T.B. (46 t.uổi, TP.HCM). Gần 1 năm nay, chị B. thường xuyên cảm thấy bị mệt, đuối sức. Ban đầu chị nghĩ là do t.uổi tác, công việc nhiều, stress. Thế nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn không giảm khi chị nghỉ ngơi.
Trong một lần kiểm tra sức khỏe, chi B. được phát hiện có u giáp. Tại Bệnh viện Bình Dân, chị được xác định có bướu đa nhân 2 thùy ở mặt sau tuyến giáp, giới hạn rõ, nhân lớn có đường kính 2×3cm, thùy trái nhân giáp nằm sau cực trên có vôi hóa.
Các bác sĩ sau đó đã thực hiện nội soi cắt toàn bộ tuyến giáp ngả nách – quầng vú và cắt trọn thùy tuyến giáp bằng dao siêu âm để điều trị tối ưu cho người bệnh, ngăn chặn u giáp phát triển lớn, chèn ép, khiến người bệnh khó thở và diễn tiếp hóa ác tính. 24 giờ sau phẫu thuật người bệnh được rút ống dẫn lưu vùng cổ và có thể đi lại, trao đổi thông tin với bác sĩ.
Theo bác sĩ Thành, phẫu thuật là phương pháp điều trị được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý tuyến giáp. Tuy nhiên, bệnh nhân thường e ngại do việc thực hiện phẫu thuật này có thể tạo ra một vết sẹo mổ ở cổ, nhất là đối với nữ giới.
Phẫu thuật mổ mở điều trị bệnh lý tuyến giáp sẽ tạo ra “đường mổ kinh điển” với đường rạch da ngang cổ, chiều dài đường mổ tùy thuộc vào độ lớn của bướu. Sau mổ, bệnh nhân có vết sẹo dài ở cổ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn gặp các vấn đề khác như nuốt vướt, dị ứng chỉ…
Trong khi đó, phẫu thuật tuyến giáp qua nội soi ngả nách – quầng vú bằng dao cắt siêu âm sẽ tránh được những nguy cơ này.
“Phẫu thuật nội soi cắt bướu giáp qua ngả nách – quầng vú bằng dao cắt siêu âm có nhiều ưu điểm như thẩm mỹ, an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân hồi phục nhanh, sớm trở lại với công việc, tự tin trong giao tiếp. Bệnh viện áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp ngả nách- quầng vú cho tất cả các bệnh lý u giáp có chỉ định như u giáp lan tỏa, u giáp nhân, cường giáp – Basedow đã điều trị ổn, ung thư giáp”, bác sĩ Thành cho hay.
Cắt hạch thần kinh giao cảm lưng trị đổ mồ hôi chân
Cô gái 26 t.uổi, được bác sĩ Bệnh viện Bình Dân mổ cắt hạch thần kinh giao cảm để điều trị đổ mồ hôi chân.
Bệnh nhân là Việt kiều sinh sống tại Thụy Điển, hoạt động nghệ thuật, yêu thích múa. Chân trơn, ẩm ướt vì đồ mồ hôi liên tục khiến cô gái bị giới hạn vận động, dễ trượt khỏi giày gây chấn thương. Cô không thể theo đuổi đam mê múa.
Bác sĩ Nguyễn Văn Việt Thành, Phó Khoa Lồng ngực – Bướu cổ, Bệnh viện Bình Dân, ngày 17/9, cho biết bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi quá mức ở chân. Các bác sĩ phẫu thuật cắt chuỗi hạch giao cảm ở thắt lưng trái và phải, ngăn tình trạng chân tiết mồ hôi.
Theo bác sĩ Thành, tăng tiết mồ hôi quá mức là bệnh lý thường gặp, xảy ra chủ yếu ở lòng bàn tay và bàn chân gây ẩm ướt. Người bệnh không thể làm những công việc như cầm nắm dụng cụ, leo trèo cao, thực hiện các thao tác trong lĩnh vực điện, điện tử… Người đổ mồ hôi tay không tự tin khi bắt tay người khác. Người bị tăng tiết mồ hôi chân gặp trở ngại khi đi giày vì mồ hôi ẩm ướt gia tăng hoạt động của vi khuẩn, chân có mùi hôi.
Bàn chân bệnh nhân khô, không bị tăng tiết mồ hôi sau khi phẫu thuật. Ảnh: Trần Nhung.
Cách điều trị tăng tiết mồ hôi quá mức là phẫu thuật nội soi cắt thần kinh giao cảm ở ngực qua nội soi. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thành, phương án này chỉ hiệu quả khi tăng tiết mồ hôi tay, không có tác dụng với tăng tiết mồ hôi ở chân.
Theo bác sĩ Thành, điều trị tăng tiết mồ hôi chân quá mức cần phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm vùng thắt lưng. Chuỗi hạch này nằm sâu sát cột sống, bác sĩ gặp khó khăn khi tiếp cận bằng cách mổ mở truyền thống.