Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không

Các biện pháp giúp làm giảm đau đớn về thể xác, mang đến sự giải tỏa về tâm lý, tinh thần cho người bệnh cũng như thân nhân người bệnh là những hoạt động của công tác chăm sóc giảm nhẹ.

Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là một khái niệm có bề dày lịch sử từ lâu, nhất là ở các nước phát triển. Khởi đầu bằng công tác chăm sóc cho những người bệnh không có người thân nuôi dưỡng, người vô gia cư trong những năm tháng cuối đời. Sau đó được phát triển trong các hệ thống bệnh viện lớn, nhất là các bệnh viện có các chuyên khoa có tỷ lệ bệnh nặng và t.ử v.ong cao như ung thư, bệnh mãn tính khó chữa.

Đối tượng đặc thù, phương thức đặc biệt

Tại Việt Nam, các hoạt động CSGN đã được các thầy thuốc, bác sĩ… áp dụng trong quá trình công tác, tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân nhiều bệnh từ rất nhiều năm trước. Khái niệm CSGN thực sự chính thức du nhập vào Việt Nam từ những năm 2007, theo chương trình kết hợp của đội ngũ do giáo sư Eric L.Krakauer dẫn đầu, với chương trình CSGN cho bệnh nhân ung thư, theo một phần ngân sách của chương trình CSGN cho bệnh HIV/AIDS.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, CSGN là chăm sóc đặc biệt cho các đối tượng thứ nhất gồm: bệnh nhân bệnh rất nặng, không thể vượt qua, hoặc thời gian sống chỉ còn dưới 6 tháng, có thể vượt qua bệnh tật, nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống trong tương lai.

Đối tượng thứ hai là chăm sóc cho người nhà của nhóm đối tượng số một, khi họ gặp những khó khăn, đau khổ trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Đối tượng thứ 3 là những người đi CSGN, là sự an ủi về tâm lý ; sự chăm sóc về thể chất, niềm tin, để cải thiện chất lượng cuộc sống của những người được CSGN.

Người làm công tác CSGN không chỉ cung cấp tin tức tin xấu mà còn phải đảm trách nhiều công việc, các biện pháp tối ưu để mang đến những điều tốt nhất cho bệnh nhân. Khác với chăm sóc điều trị, CSGN sẽ giúp người bệnh giảm những nỗi đau về thể xác, tinh thần, giảm triệu chứng, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

CSGN không chỉ là một hoạt động dịch vụ y tế đơn thuần, mà đó còn là sự phối hợp của nhiều kiến thức chuyên môn như điều trị, tâm lý, giao tiếp,… đòi hỏi người bác sĩ hoặc cán bộ đảm trách cần được học tập, huấn luyện và đào tạo bài bản. Để có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình chống chọi lại bệnh tật vào những ngày cuối đời. Hay trong công tác chăm sóc người thân, bệnh nhân trong những ngày sắp tới.

cham soc giam nhe de noi dau hoa thinh khong f1c 5495470

Trên thế giới, các bước trong quá trình cung cấp tin dữ thường được thực hiện theo cấu trúc SPIKES, viết tắt từ các từ tiếng Anh.

Tương ứng là Set up (chuẩn bị), Perception (nhận thức), Invite (mời gọi), Information (thông tin), Knowlegde (hiểu biết), Emotion (cảm xúc), Empathic (đồng cảm), Strategize (chiến lược), Summarize (tổng hợp).

Người đảm nhiệm công tác cung cấp tin xấu, tin dữ cần hình thành thói quen, phản xạ để nhận biết và thực hiện từng bước truyền đạt thông tin, mà mục tiêu là tạo được hiệu quả cao nhất cho người nhận tin. Tiến trình SPIKES có thể xem là một nghệ thuật để biết khi nào cần bước lên bước tiếp theo, khi nào cần tạm hoãn đề người nhận tin có thời gian hòa hoãn

Báo tin dữ – cần có sự đào tạo chuyên môn

Tin dữ hay là tin xấu có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực y tế. Đa phần xảy ra trong 3 dạng sau:

1. Tin tức về việc mắc phải một căn bệnh khó có thể chữa, hoặc không chữa được ở một mức độ, tiên lượng phục hồi khó khăn.

2. Đưa ra những quyết định trong trị liệu mà bản thân người bệnh không lường trước được. 3. Biết được một tiên lượng xấu, khả năng t.ử v.ong cao, khoảng thời gian sống còn ngắn ngủi trong vài tháng tới.

Về mặt tâm lý, khi tiếp cận với các tin dữ, trạng thái tâm lý của con người thường chuyển biến theo năm giai đoạn: phủ nhận – giận dữ – hòa hoãn – buồn phiền – chấp nhận. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển biến tâm lý, con người có thể có những phản ứng khác nhau. Đó là sự nghi ngờ chẩn đoán ở giai đoạn phủ nhận, để rồi có những thái độ, hành vi tiêu cực ở giai đoạn giận dữ, sau đó dần chấp nhận ở các trạng thái tâm lý tiếp theo.

Tùy theo mức độ nhận thức, khả năng tư duy, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân, cũng như mức độ của tin xấu; thời gian dài- ngắn, độ nặng-nhẹ của các giai đoạn chuyển biến tâm lý, các phản ứng trong mỗi giai đoạn cũng khác nhau.

Một người làm công tác CSGN cần được đào tạo bài bản, đầy đủ về kỹ năng thông báo tin dữ để nhận biết chính xác từng giai đoạn chuyển biến tâm lý của bệnh nhân. Để thấu hiểu, cảm thông và có những hành động phù hợp nhằm truyền đạt tốt nhất nội dung thông tin, nhưng cũng giúp giảm “sốc” cho người nhận tin dữ.

Ngôn ngữ là công cụ hàng đầu trong giao tiếp, việc lựa chọn câu chữ, cách thông tin, hình thức thông tin là vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp tin dữ. Người làm công tác CSGN cần có kiến thức chuyên môn, sự tinh tế và nhạy cảm để cân nhắc về thông tin nào nên cung cấp hay không cung cấp. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể cũng biểu lộ nhiều hàm nghĩa. Nếu không được đào tạo bài bản, thì một hành động hay cử chỉ vô tình, cũng có thể mang đến nhiều suy diễn thiếu tích cực từ người bệnh.

CSGN có những sự khác biệt so với chăm sóc điều trị. CSGN không thể điều trị hoàn toàn cho người bệnh, nhưng có thể giúp ích không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời gian sống của người bệnh có thể không còn nhiều, chất lượng sống có thể không hoàn toàn bình thường, nhưng đó nên là khoảng thời gian sống có chất lượng, thư thái, an nhiên và có ích. Thay vì những ngày tháng đau đớn về mặt thể xác cũng như hứng chịu những gánh nặng về mặt tinh thần.

Trong thực tế có trường hợp bệnh nhân ung thư vú hóa trị và phẫu thuật, sau quá trình điều trị, bệnh nhân rơi vào tình trạng căng thẳng, âu lo về mặt tinh thần. Bệnh nhân có nỗi lo lớn vì sự đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong do ung thư di căn, tái phát, về gánh nặng con cái, gia đình… Qua quá trình tư vấn và CSGN, bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực về tinh thần để tái hòa nhập cuộc sống mới sau điều trị.

Bệnh ung thư có chữa khỏi được không?

Điều khó khăn là các bệnh ung thư không diễn biến giống nhau và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh, do đó không thể có chiến dịch thống nhất để phòng bệnh và điều trị.

Ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào trong cơ thể. Cơ thể con người do hàng tỷ tế bào tạo nên. Mỗi tế bào được ví như những viên gạch để xây dựng nên “tòa lâu đài” cơ thể người. Bình thường các tế bào sinh trưởng và phân chia để tạo ra tế bào mới chỉ khi cơ thể cần chúng. Quá trình này diễn ra một cách tuần tự theo quy luật tự nhiên được xác định giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nếu trong quá trình phát sinh và phát triển, tế bào bị tác động bởi các tác nhân gây tổn thương làm rối loạn các thành phần mang tính di truyền trong nhân tế bào thì chúng có thể sẽ trở nên ác tính, phân chia không tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể, phát triển không kiểm soát thành bệnh ung thư. Những tế bào này có thể xâm lấn, gây tổn thương mô và cơ quan lân cận hoặc tách khỏi khối ban đầu đi vào mạch m.áu hoặc hạch bạch huyết. Sự lan rộng của bệnh được gọi là di căn.

benh ung thu co chua khoi duoc khong 9fd 5489725

Ung thư có thể chữa khỏi được không?

Câu hỏi thường xuyên được đưa ra là bệnh ung thư có thể chữa khỏi được không? Câu trả lời là “CÓ”.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), trên 80% bệnh ung thư có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm. Những người đã được điều trị thành công với bệnh ung thư và không có bệnh tái phát trở lại trong vòng 5 năm được coi là điều trị khỏi do nguy cơ bệnh tái phát trở lại là rất thấp.

Có Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư: loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, đáp ứng của bệnh với điều kiện điều trị.

Có nhiều loại bệnh ung thư hiện nay có thể điều trị khỏi. Khoảng 7 trong số 10 trẻ mắc bệnh ung thư có thể được chữa khỏi bệnh. Ung thư t.inh h.oàn, bệnh Hodgkin và nhiều trường hợp bệnh ung thư ở người lớn có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp điều trị hiện hành. Phần lớn các trường hợp ung thư có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Rất nhiều trường hợp bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư dây thanh được điều trị khỏi bằng xạ trị.

Nhiều loại ung thư cũng có thể được điều trị khỏi nếu bênh được phát hiện ở giai đoạn sớm, như 75% bệnh nhân ung thư có thể điều trị khỏi ở giai đoạn sớm.

benh ung thu co chua khoi duoc khong 230 5489725

Điều khó khăn là các bệnh ung thư không diễn biến giống nhau và có rất nhiều nhân nhân khác nhau gây bệnh, do đó không thể có chiến dịch thống nhất để phòng bệnh và mỗi loại bệnh lại có biện pháp điều trị khác nhau. Vì thế, một phương pháp điều trị không thể chữa khỏi tất cả các loại ung thư.

Có rất nhiều nghiên cứu đang và sẽ được tiến hành trên nhiều loại bệnh ung thư khác nhau nhằm nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đang phát triển và tiến hành các biện pháp phẫu thuật mới, các kỹ thuật xạ trị mới cũng như các thuốc điều trị mới giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Các biện pháp điều trị sinh học như vắc xin chống ung thư, kháng thể đơn dòng, điều trị gen là một trong những mảng nghiên cứu lớn hiện nay.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát triển các thuốc kháng tạo mạch để ngăn chặn sự phát triển các mạch m.áu trong khối ung thư.

Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu về sàng lọc hiệu quả một số biến thể ung thư phổ biến nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sáng sớm và có thể chữa khỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *